Ba lực lượng chống lại những vi sinh vật trong bụng bạn

Tuy không thể thay đổi cách mình sinh ra, việc bạn được cho bú sữa như thế nào, và hệ vi sinh vật nào phát triển trong (và trên) bạn khi còn là trẻ sơ sinh, tin tốt là bạn vẫn có khả năng thay đổi, chữa lành và nuôi dưỡng một hệ vi sinh vật khỏe mạnh qua những thứ mà bạn ăn, những gì bạn tiếp túc trong môi trường và lối sống của bạn. Tới đây, bạn hẳn đã có một cái nhìn sơ qua về những gì chống lại sức khỏe của những lợi khuẩn trong ruột mình.

Bài viết dưới đây sẽ liệt kê chi tiết mọi tác nhân và nguyên nhân tiềm năng gây bệnh cho hệ vi sinh vật ở phần sau. Nhưng để bắt đầu, hãy cùng lướt qua ba lực lượng mạnh mẽ nhất hiện có.

Lực lượng #1: Sự tiếp xúc với các chất giết hoặc thay đổi theo hướng bất lợi cấu trúc của các quần thể vi khuẩn. Trong đó bao gồm mọi thứ từ các hóa chất trong môi trường tới những nguyên liệu nhất định trong thực phẩm (ví dụ như đường, gluten), nước (ví dụ như chlorine), và các loại thuốc như kháng sinh.

Lực lượng #1 chống lại những vi sinh vật trong bụng bạn

Lực lượng #2: Sự thiếu hụt các dưỡng chất hỗ trợ cho các nhóm vi khuẩn có lợi, đa dạng và thay vào đó tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại. Tôi sẽ chia sẻ những loại thực phẩm và chế phẩm bổ sung đảm bảo sức khỏe của hệ vi sinh và theo đó là não bộ.

Lực lượng #3: Sự căng thẳng. Mặc dù nghe có vẻ sáo rỗng khi nói căng thẳng có hại cho sức khỏe, tôi sẽ giải thích vì sao nó thậm chí tệ hơn những gì chúng ta từng nghĩ.

Lực lượng #3 chống lại những vi sinh vật trong bụng bạn

Rõ ràng là một vài trong số này đôi khi là không thể tránh khỏi. Sẽ có những trường hợp, ví dụ, khi thuốc kháng sinh có thể cứu mạng và rất cần thiết. Sau đây, cuốn sách Ăn gì bổ não sẽ cho bạn một vài hướng dẫn để xử lý những tình huống như vậy để bạn có thể bảo vệ sức khỏe đường ruột của mình (hay đường ruột của con bạn trong trường hợp được kê đơn kháng sinh cho một nhiễm trùng trong thai kỳ) tốt nhất có thể. Theo đó, điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và chức năng não bộ của bạn.

(Trích từ cuốn sách ” Ăn gì bổ não” – Bác sĩ David Perlmutter, Kristin Loberg chấp bút)