5 yếu tố gây nên bệnh ung thư

Ung thư là căn bệnh, có tỷ lệ tử vong cao và đến nay y học vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị, vì vậy việc phòng bệnh đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là năm yếu tố có thể gây bệnh dựa trên số liệu nghiên cứu trong báo cáo mang tên The Cancer Atlas của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ.

1. Do chế độ ăn uống nghèo nàn, suy dinh dưỡng (30%)

Nguyên nhân do chế độ ăn uống nghèo nàn suy dinh dưỡng chiếm 30% trong tổng số các nguyên nhân gây bệnh ung thư. Theo nghiên cứu, phần lớn các loại bệnh ung thư đều có liên quan đến khuyết tật gen làm nhiệm vụ kiểm soát, phân chia và quá trình chết đi của tế bào. Thực tế, rất nhiều bất thường làm tăng bệnh không do di truyền mà thay vào đó là làm tổn thương gen (gọi là đột biến), quá trình này phát triển âm ỉ trong cả cuộc đời của con người. Quá trình gây tổn thương rất đa dạng, trong đó có cả những yếu tố nội bộ như tác động cả các loại hormon,
của quá trình chuyển hóa dưỡng chất bên trong tế bào hoặc do các yếu tố khách quan như khói thuốc lá, hóa chất và ánh nắng mặt trời. Các đột biến phi di truyền này gọi là đột biến tế bào dinh dưỡng. Có khoảng 5-10% tổng số các ca ung thư là do di truyền, có nghĩa là những người được kế thừa một biến thể di truyền đặc biệt từ cha mẹ, ông bà nên có rủi ro mắc phải một căn bệnh ung thư nhất định rất cao. Ngoài ra, khoa học cũng đã nghiên cứu và thấy có rất nhiều dạng ung thư là do kết hợp giữa yếu tố di truyền lẫn tác động của môi trường nên rủi ro tăng bệnh rất tiềm ẩn.

2. Do thuốc lá (16%)

Theo số liệu thống kê, số ca tử vong vì ung thư phổi trên thế giới ngày càng tăng. Chỉ riêng năm 2008, cả thế giới có gần 2,1 triệu ca ung thư phổi mới phát hiện, chiếm 11,6% trong tổng số những ca ung thư mới được phát hiện. Đây cũng là căn bệnh có tỉ lệ tử vong hàng đầu trong các loại ung thư. Trong cùng năm 2018, khoảng 1,7 người đã tử vong do ung thư phổi, chiếm 18,4% tổng số ca tử vong vì ung thư nói chung. Phần lớn các ca tử vong thuộc châu Á (chiếm 57,3%), theo sau là châu Âu (20,3%). Tỷ lệ tử vong thấp nhất là ở châu Đại dương (0,67 %) và châu Phi (2,1%). Theo Bộ Môi trường Hoa Kỳ, khói thuốc lá là thủ phạm chính gây ung thư phổi, bất kể hút thuốc chủ động hay thụ động. Trong báo cáo của Tổng Y sĩ Mỹ vào năm 2014: The Health Consequences of Smoking – 50 Years of Progress (tạm dịch: Hậu quả sức khỏe của hút thuốc lá – 50 năm nhìn lại), thủ phạm của 90% số ca tử vong ở bệnh nhân ung thư phổi là hút thuốc lá.

Yếu tố gây nên bệnh ung thư do thuốc lá chiếm đến 16%

3. Do viêm nhiễm (8%)

Viêm nhiễm là một trong các nguyên nhân gây ung thư. Ví dụ: viêm nhiễm phụ khoa là nguyên nhân lớn gây bệnh ung thư phần phụ. Theo thống kê, có tới trên 80% số phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục, nhẹ thì ra khí hư trong kỳ hành kinh, ngứa ngáy, nặng thì viêm nhiễm vùng chậu và tắc vòi trứng dẫn đến vô sinh, ung thư tử cung. Ung thư phần phụ có số ca mới mắc cao thứ hai ở phụ nữ, chỉ sau ung thư vú.

4. Do bệnh nghề nghiệp (5%)

Những người làm việc trong môi trường độc hại, phơi nhiễm các chất độc hại là nhóm người có tỷ lệ mắc bệnh ung thư rất cao. Môi chất gây ung thư có benzen, oxit ethylene, phóng xạ ion hóa, benzidine, berili và hợp chất bischloromethylether (BCME), chloromethyl, methylether, catmi, bột tan chứa sợi amiăng, hợp chất crôm, dầu hắc in từ nhựa than đá và vinylchloride. Những nghề thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, công nhân nhà máy sản xuất ôtô, tiếp xúc hóa chất thuốc trừ sâu dùng trong nông nghiệp, sản xuất sơn, amiăng, thậm chí cả nghề bác sĩ tiếp xúc nhiều môi chất gây bệnh cũng có tỉ lệ mắc bệnh cũng rất cao.

5. Do ô nhiễm môi trường (12%)

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư do ô nhiễm môi trường chiếm khoảng 12% trong tổng số những nguyên nhân gây ung thư. Rất đa dạng như do ô nhiễm nguồn không khí, nguồn nước, do thực phẩm, do các đồ dùng dân dụng, chảo chống dính, mỹ phẩm làm đẹp… Một trong những nguyên nhân hàng đầu là ô nhiễm không khí của các nhà máy, xí nghiệp, cơ
sở sản xuất, do phương tiện giao thông thải ra ngoài môi trường ngấm vào nguồn nước, vào cá và sau đó đi vào cơ thể con người. Do con người dùng các loại nguyên liệu hóa thạch, kể cả trong công nghiệp, trong dân sinh, như đốt than đã làm cho không khí ô nhiễm, tăng bệnh đường hô hấp, làm chậm sự phát triển thai nhi, làm cho hệ thống thần kinh trẻ chậm phát triển thậm chí nó còn gây bệnh cho cả động vật, gây bất ổn xã hội và làm gia tăng nhiều căn bệnh lạ. Riêng ung thư vú, ung thư phổi được xem là gánh nặng cho ngành y vì nạn ô nhiễm ngày càng tăng nhanh.

(Trích từ cuốn sách “Phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa” – Viện sĩ, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Đái Duy Ban)