Sử dụng đồ uống có cồn sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 có ổn không?

Các tài liệu đã ghi chép lại rằng đồ uống có cồn có ảnh hưởng tiêu cực tới hệ miễn dịch và các nghiên cứu đã chỉ ra sự liên kết giữa tiêu thụ đồ uống có cồn với việc nhiễm trùng hô hấp nặng hơn. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy tiêu thụ đồ uống có cồn với lượng vừa phải có ảnh hưởng đến hiệu lực của vắc-xin COVID-19.

Theo Hướng dẫn chế độ ăn cho người Mỹ của CDC, định nghĩa lượng vừa phải đồ uống có cồn là từ hai ly trở xuống mỗi ngày với nam giới và từ một ly trở xuống mỗi ngày với nữ giới.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thử nghiệm ảnh hưởng của đồ uống có nồng độ cồn cao hay uống nhiều đồ uống có cồn với hiệu lực của vắc-xin COVID-19. Nhưng để an toàn, bạn nên tránh tăng tiêu thụ đồ uống có cồn trong vài ngày sau khi tiêm vắc-xin.
Hãy cùng xem đồ uống có cồn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bạn thế nào và liệu có an toàn không nếu dùng đồ uống có cồn sau khi tiêm vắc-xin COVID-19

Bạn có thể dùng đồ uống có cồn sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 không?

Mục đích của vắc-xin COVID-19 là giúp hệ miễn dịch của bạn nhận ra virus gây bệnh COVID-19 như là một kẻ xâm nhập từ bên ngoài.

Hiện chúng ta chưa biết rõ cách đồ uống có cồn ảnh hưởng đến đáp ứng với vắc-xin. Vắc-xin COVID-19 được phê duyệt để sử dụng khẩn cấp và phải trải qua các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng để đánh giá tính an toàn trước khi được phê duyệt. Những thử nghiệm lâm sàng đó không đánh giá xem liệu đồ uống có cồn có ảnh hưởng đến hiệu lực vắc-xin hay không.

Dường như uống một cách vừa phải vào những ngày sau khi tiêm vắc-xin sẽ không ảnh hưởng gì đến hiệu lực vắc-xin.

Một số nghiên cứu ban đầu trên khỉ macaque, chuột, và người đã tìm ra một vài bằng chứng cho thấy tiêu thụ đồ uống có cồn ở mức vừa phải có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe tim mạch và có thể là sức khỏe miễn dịch. Nhưng cần thêm rất nhiều nghiên cứu để chứng minh điều này.

Bạn có thể dùng đồ uống có cồn sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 không?

Để an toàn, có lẽ bạn nên giữ nguyên hoặc giảm mức tiêu thụ đồ uống có cồn ít nhất vài ngày sau khi tiêm vắc-xin.

Như đã đưa tin bởi Reuters, một cơ quan y tế của Nga đã đưa ra cảnh báo vào tháng 12/2020 rằng những người tiêm vắc-xin Sputnik V nên tránh đồ uống có cồn trong hai tuần trước khi tiêm mũi đầu tiên và trong bốn tuần sau khi tiêm mũi thứ hai. Lý luận là đồ uống có cồn có thể làm giảm khả năng hình thành miễn dịch với virus gây bệnh COVID-19.

Tiến sĩ Alexander Gintsburg, trưởng nhóm nghiên cứu sản xuất vắc-xin Sputnik V, từ đó đã tuyên bố trên kênh truyền thông xã hội chính thức của Sputnik V rằng việc cấm hoàn toàn tiêu thụ đồ uống có cồn là không cần thiết và rằng tiêu thụ ở mức độ vừa phải là hoàn toàn ổn. Ông khuyên nên tránh đồ uống có cồn trong ba ngày sau mỗi mũi Sputnik V, hoặc với bất kỳ loại vắc-xin nào khác.

Đồ uống có cồn và huyết khối tĩnh mạch não

Một số loại vắc-xin COVID-19, như Johnson&Johnson và AstraZeneca, tiềm ẩn sự liên quan với tình trạng huyết khối tĩnh mạch não (CVST) trong những trường hợp cực kỳ hiếm. Huyết khối tĩnh mạch não là tình trạng cục máu đông trong các xoang ở não.
Trong một báo cáo vào tháng tư của CDC, chỉ có tổng cộng 9 ca CVST được ghi nhận sau gần 200 triều liều vắc-xin.

Theo Italian Society on Alcohol, đồ uống có cồn có liên quan đến hoạt động tiểu cầu có thể làm tăng nguy cơ đông máu giống như CVST. Có khả năng rằng tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn kết hợp việc tiêm vắc-xin có thể dẫn tới sự hình thành các biến chứng hiếm gặp, mặc dù cần đến các nghiên cứu tiếp theo để hiểu rõ sự liên quan này.

Ghi nhớ

Một lượng vừa phải đồ uống có cồn ít có khả năng ảnh hưởng đến đáp ứng với vắc-xin COVID-19. Để an toàn, bạn nên tránh tăng lượng tiêu thụ đồ uống có cồn.

Có khả năng rằng giảm hoặc tránh tiêu thụ đồ uống có cồn có thể cải thiện đáp ứng với vắc-xin, tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng khoa học cho việc này.

Một ý hay là tránh dùng đồ uống có độ cồn cao hoặc uống quá nhiều trong ít nhất vài ngày sau mỗi mũi tiêm.

Nguồn: https://www.healthline.com/health/can-you-drink-after-covid-vaccine