Họ cứ nghĩ COVID chỉ giết người da trắng

“Họ cứ nghĩ COVID chỉ giết người da trắng”: Hiểu lầm và sợ hãi ngăn cản tiêm chủng tại Cộng hòa Dân chủ Congo

Các chuyên gia nói rằng biến chủng có thể xuất hiện ngay giữa tình trạng ngần ngại tiêm chủng, khi ngay cả nhân viên y tế tại Congo cũng từ chối vắc-xin.

Marie-Jeanne Ngalula phải thở oxy ở khu vực điều trị COVID thuộc bệnh viện Mama Yemo tại thủ đô Kinshasa. Ảnh: Lisa Murray
Marie-Jeanne Ngalula phải thở oxy ở khu vực điều trị COVID thuộc bệnh viện Mama Yemo tại thủ đô Kinshasa. Ảnh: Lisa Murray

Marie-Jeanne Ngalula phải thở oxy ở khu vực điều trị COVID thuộc bệnh viện Mama Yemo tại thủ đô Kinshasa. Ảnh: Lisa Murray
Hai bác sĩ Christian Mayala và Rodin Nzembuni Nduku đang ngồi cùng nhau trên ghế dài ở ngoài khu điều trị COVID của bệnh viện Mama Yemo tại thủ đô Kinshasa.

Họ đang bàn luận về sức khỏe của cha mình, ông Noel Kalouda. Ông ấy đã nhiễm virus từ vài tuần trước và hiện đang nằm thở oxy trên giường bệnh.

Bất kể rằng anh hai anh em có kiến thức ý khoa trong tay, và rằng vắc-xin đã có sẵn trong tầm với ngay tại vùng thủ đô này, cả ba người đàn ông đều lựa chọn không tiêm chủng vì lo ngại trước những tác dụng phụ tiềm ẩn của loại vắc-xin duy nhất họ có thể tiếp cận, vắc-xin AstraZeneca.

“Truyền thông đã đăng tải câu chuyện về một người đàn ông đã sau khi tiêm vắc-xin được 20 giờ. Những chuyện như thể khiến tôi sợ tiêm chủng,” Nduku nói.

Chỉ mới có 86.000 liều vắc-xin được tiêm chủng, chưa đầy 0,1% dân số 90 triệu người của quốc gia này.

Vốn đã phải đối mặt với sự thiếu hụt và những thách thức hậu cần khổng lồ trong việc đưa vắc-xin đến những vùng xa xôi, các chuyên gia lo lắng rằng sự mất niềm tin này sẽ còn gây thêm cản trở đối với cuộc chiến chống lại COVID.

Các nhà dịch tễ học cảnh báo rằng, giữa lúc sự bức xúc gia tăng trươc cảnh các quốc gia giàu có không thể cấp đủ vắc-xin cho các quốc gia nghèo, sự do dự trước tiêm chủng lại bị bỏ qua.

Mimi Henriette Mishika lấy lọ vắc-xin khỏi thùng bảo quan lạnh để bắt đầu những mũi tiêm chủng đầu tiên trong ngày tại phòng khám Ngaliema, Kinshasa. Ảnh: Lisa Murray.
Mimi Henriette Mishika lấy lọ vắc-xin khỏi thùng bảo quan lạnh để bắt đầu những mũi tiêm chủng đầu tiên trong ngày tại phòng khám Ngaliema, Kinshasa. Ảnh: Lisa Murray.

Giáo sư Pascal Lutumba đến từ khoa Bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Kinshasa cho hay: “Nếu người dân Congo vẫn không tiêm vắc-xin, biến chủng tại Nam Phi có thể gặp biến chủng Delta, và virus có thể biến đổi thành dạng kháng được một số loại vắc-xin.”

“Nếu một biến chủng tại Congo đến được Anh, nơi có tỉ lệ tiêm chủng cao, nó có thể đẩy ngược tình trạng trở về lúc đại dịch mới bắt đầu. Người ta sẽ phải tiêm chủng lần nữa bằng một loại vắc-xin mới,” Giáo sự Lutumba nói.

“Chúng ta sẽ về con số 0,” theo lời bác sĩ William Schaffner, một giáo sư làm việc tại trung tâm y tế thuộc Đại học Vanderbilt tại Nashville, Mỹ.

Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo Félix Tshisekedi thừa nhận ông chưa tiêm vắc-xin. Ảnh: Ludovic Marin/EPA.

Theo số liệu được Tổ chức Y tế Thế giới công bố vào tháng trước, biến chủng Delta xuất hiện ở 79% các mẫu được giải trình tự gen ở Congo.

Quốc gia này đã chính thức ghi nhận 50.529 ca bệnh và 1.045 ca tử vong có liên quan tới COVID, tính đến ngày 4 tháng 8 năm 2021, dựa theo hệ thống theo dõi của Đại học Johns Hopkins, nhưng virus đã tấn công cả những con người tinh hoa của Congo. Vào tháng 5, Phó tổng thống đã thông báo trước Quốc hội Congo rằng đại dịch đã cướp đi sinh mạng của 32 đại biểu, tức 5% tổng số thành viên Quốc hội.

Như để tạo thêm sự nghi hoặc đối với vắc-xin, Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo Félix Tshisekedi đã thừa nhận vào tháng trước rằng ông chưa tiêm vắc-xin.

“Chúng ta đã sẵn sàng khởi động chiến dịch tiêm chủng. Mới hôm trước, tôi đã thấy thông tin [sai lệch] này đầu tiên trên truyền hình và sau đó là trên mạng xã hội,” Tổng thống Tshisekedi nói với báo giới.

Cộng hòa Dân chủ Congo mới chỉ nhận được vắc-xin AstraZeneca, nhưng theo Tiến sĩ Jean-Jacques Muyembe-Tamfum, người đứng đầu hoạt động ứng phó với COVID của quốc gia này, dự kiến đợt vắc-xin mới sẽ đến vào tháng này, và trong đó sẽ có cả các nhãn hiệu vắc-xin khác – loại mà cả ông và tổng thống sẽ được tiêm.

Nduku nói: “Tổng thống nói rằng ông không tin tưởng AstraZeneca, điều đó khiến tôi nghi ngờ loại này… Tôi sẽ phát chết vì lo lắng nếu được tiêm nó, nguyên nhân bắt nguồn từ cách nói của Tổng thống. Tôi lo rằng mình sẽ chết.”

Vào ngày 2 tháng 3 năm 2021, Cộng hòa Dân chỉ Congo đã nhận 1,7 triệu liều vắc-xin từ chương trình chia sẻ vắc-xin toàn cầu COVAX, nhưng họ đã trì hoãn tiêm chỉnh đến tận tháng 4 sau khi một số quốc gia châu u ngừng sử dụng vắc-xin AstraZeneca trước báo cáo về những tác dụng phụ hiếm gặp liên quan đến đông máu. Khoảng 75% các mũi tiêm được chuyển giao cho các quốc gia châu Phi khác trước khi chúng hết hạn. Kể từ đó, công cuộc tiêm chủng trở nên ì ạch.

Nhân viên cảng hàng không tại Ghana vận chuyển lô hàng 350.000 liề vắc-xin AstraZeneca vào tháng 5. Ảnh: Francis Kokoroko/Reuters.
Nhân viên cảng hàng không tại Ghana vận chuyển lô hàng 350.000 liề vắc-xin AstraZeneca vào tháng 5. Ảnh: Francis Kokoroko/Reuters.

Bản thân việc vận chuyển vắc-xin qua một quốc gia của những khu rừng khổng lồ, bị chia cắt bởi những con sông lớn, với cơ sở vật chất nghèo nàn đã là một thử thách. Cộng hòa Dân chủ Congo có diện tích gần bằng Tây u, nhưng lại chỉ có khoảng 3.000 km đường trải nhựa, ít hơn 1% của Vương quốc Anh.

Sự sẵn lòng tiêm vắc-xin COVID ở Congo là thấp nhất trong số 15 quốc gia được Liên minh Châu Phi khảo sát trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2020; 38% người được phỏng vấn ở Congo không sẵn sàng tiêm vắc-xin so với chỉ 4% ở Ethiopia.

Hơn 70% nhân viên y tế tại quốc gia này cho biết họ sẽ không tiêm vắc-xin, theo thông tin của một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Vaccines vào tháng 3 năm 2021.

Sự thất bại của truyền thông y tế từng gây ra thảm họa tại quốc gia này. Theo thông tin của Ngân hàng Thế giới, một vụ bùng phát Ebola tại khu vực phía Đông Congo vào năm 2018 đã cướp đi sinh mạng của 2.200 người khi các cơ quan cứu trợ quốc tế và quan chức y tế thất bại trong các việc như truyền thông với người dân và các cộng đồng, tập huấn hiệu quả cho nhân viên y tế và lấy ý kiến đồng thuận bằng tiếng bản địa.

Nhân viên y tế tạ Kinshasa nói với báo Guardian rằng sai lầm ấy đã bị lặp lại với COVID, khi chính phủ không thể diễn tả đầy đủ mức độ nghiêm trọng của virus và để những thông tin sai lệch lan truyền.

“Người dân tiếp nhận đủ loại thông tin từ các nhà thờ, chẳng hạn như COVID được tạo ra để chấm dử châu Phi. Những nhà thờ nhỏ lại truyền tin rằng COVID không có thật,” Tiến sĩ Cris Kacita Osako, một nhà dịch tễ học làm việc cho hoạt động ứng phó với COVID của chính phủ, đã nói như vậy vào năm ngoái.

Trong khi đó, giữa lúc đang hy vọng cha mình sẽ hồi phục, Nduku và người anh em của mình phải mang tâm trạng giằng xé. “Người ta không tin,” bác sĩ Jean-Paul Nsimba nói. “Họ chối bỏ, họ nghi ngờ nó dịch bệnh có tồn tại. Họ cứ nghĩ COVID chỉ giết người da trắng.”

Theo The Guardian