Bí mật “bẩn thỉu” về các dịch bệnh hiện đại

Một trong số những chủ đề của cuốn sách “Ăn gì bổ não” là sức mạnh của “cái bẩn”, có thể nói là như vậy. Hay nói cách khác, có một giá trị to lớn trong tình trạng không vệ sinh. Các nghiên cứu mới đầy bất ngờ cho thấy mối quan hệ giữa môi trường sống ngày càng vô trùng và tỉ lệ mắc mới của các bệnh mạn tính, từ bệnh tim và các chứng rối loạn tự miễn tới ung thư và sa sút trí tuệ.

Ăn bẩn tốt cho não?

Ở Trường Y khoa Đại học Stanford, nhóm gồm vợ chồng Erica và Justin Sonnenburg điều hành một phòng thí nghiệm thuộc khoa vi sinh học và miễn dịch học, nơi họ tập trung tìm hiểu sự tương tác bên trong hệ vi sinh đường ruột và giữa vi khuẩn đường ruột với vật chủ con người. Cụ thể, họ đang điều tra về sự thiếu hụt của một vài loại vi khuẩn và sự đa dạng trong chế độ ăn của người phương Tây. Việc sử dụng thuốc kháng sinh, và các chất khử trùng quá mức là lý do tại sao các bệnh ở phương Tây tăng lên, điều này thường không xảy ra ở những xã hội truyền thống lấy nông nghiệp làm chủ yếu.

Trong một bài báo gần đây, họ đã viết một cách đầy thuyết phục rằng chúng ta có thể đang gặp phải sự “không tương thích” giữa các DNA của chúng ta. Thứ vốn vẫn tương đối ổn định trong suốt lịch sử loài người và hệ vi sinh vật của mình, một thứ đã trải qua những thay đổi mạnh mẽ để đáp ứng với lối sống hiện đại của chúng ta. Họ cũng nêu bật cách mà chế độ ăn phương Tây, vốn ít chất xơ thực vật được dùng làm nhiên liệu cho vi khuẩn đường ruột, dẫn đến ít loại vi khuẩn và các sản phẩm phụ có lợi mà vi khuẩn đường ruột tạo ra khi chúng chuyển hóa hoặc lên men thức ăn. 

Theo cách nói của họ, chúng ta đang “bỏ đói bản thể vi sinh vật của mình” và điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Nhân tiện, các sản phẩm phụ mà vi khuẩn đường ruột của chúng ta tạo ra giúp kiểm soát tình trạng viêm cũng như đáp ứng yêu cầu của hệ miễn dịch – hai yếu tố quan trọng trong tất cả các dạng bệnh mạn tính. Vợ chồng Sonnenburg viết: “Có thể là hệ vi sinh vật phương Tây thực sự bị rối loạn sinh học và đó là điều kiện khiến các cá thể dễ mắc nhiều loại bệnh.”

Một cách khác để quan sát mối liên hệ giữa lối sống phương Tây sạch sẽ, ít chất xơ và tỉ lệ mắc bệnh mạn tính là xem xét yếu tố giàu có. Các quốc gia giàu có hơn và sạch sẽ hơn có tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer cao hơn không? Điều này đã được chứng minh trong một nghiên cứu xuất sắc được công bố vào năm 2013, được thực hiện tại Đại học Cambridge. Tiến sĩ Molly Fox và các đồng nghiệp của bà đã đánh giá 192 quốc gia trên thế giới và xem xét hai điều. Đầu tiên, họ kiểm tra tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng và sự đa dạng của vi khuẩn đường ruột ở những người đến từ các quốc gia này. Và thứ hai, họ xem xét tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer.

Những gì họ tìm thấy thực sự đáng chú ý. Ở những nước có điều kiện vệ sinh kém nhất, tỉ lệ lưu hành bệnh Alzheimer’s đã giảm đáng kể. Nhưng ở những quốc gia có mức độ vệ sinh cao hơn, và do có mức độ ký sinh trùng thấp hơn cũng như ít đa dạng hơn về sinh vật đường ruột, tỉ lệ lưu hành bệnh Alzheimer đã tăng vọt. Ở các quốc gia có hơn 75% người dân sống ở các khu vực thành thị, chẳng hạn Vương quốc Anh và Úc, tỉ lệ lưu hành bệnh Alzheimer cao hơn 10% so với các quốc gia có dưới 1/10 số người sống ở khu vực thành thị, chẳng hạn như Nepal và Bangladesh.

 Kết luận của họ nêu rõ: “Dựa trên phân tích của chúng tôi, có vẻ như vệ sinh có tương quan đồng biến đến nguy cơ mắc bệnh Alzheimer… sự khác biệt trong vệ sinh có thể giải thích một phần các mô hình toàn cầu về tỉ lệ bệnh Alzheimer. Sự phơi nhiễm với vi sinh vật có thể có tương quan nghịch biến với nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Những kết quả này có thể giúp dự đoán gánh nặng bệnh Alzheimer ở các nước đang phát triển, nơi sự đa dạng vi sinh vật đang giảm nhanh chóng.”

Ăn bẩn tốt cho não

Ăn gì bổ não?

Ăn gì bổ não

Hiện tại, mối tương quan (như được tìm thấy trong nghiên cứu trênnày) không nhất thiết chỉ ra nguyên nhân. Chỉ vì sự chú ý đến vệ sinh có liên quan chặt chẽ đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer không nhất thiết có nghĩa là nó khiến tỉ lệ bệnh Alzheimer tăng. Có nhiều biến số tham gia vào khi nói đến sự phát triển của bất kỳ căn bệnh nào, cũng như tỉ lệ mắc một số bệnh ở các quốc gia khác nhau. 

Tuy nhiên, điều đó nói lên rằng, chúng ta phải thừa nhận các bằng chứng vẫn tiếp tục gia tăng đến mức khó có thể bỏ qua những mối tương quan chặt chẽ và nhất quán như vậy. Đó là từ sự quan sát, nhưng sự suy luận buộc chúng ta ít nhất phải xem xét thực tế rằng hệ vi sinh của chúng ta đang tham gia – đáng kể – vào nguy cơ mắc của nhiều bệnh mạn tính. Nó cũng buộc chúng ta phải đặt ra câu hỏi mà Tiến sĩ Justin Sonnenburg đã đặt ra: “Vi khuẩn có ảnh hưởng nhiều như thế nào đến chúng ta? Có phải con người chỉ đơn giản là những ổ chứa tinh vi để vi khuẩn sinh sôi?”

Đây thực sự là một câu hỏi hay.

Sự thật không thể tránh khỏi là chúng ta đã tiến hóa cùng với những vi sinh vật này qua hàng triệu năm. Chúng là một phần của sự sống còn của chúng ta giống như những tế bào của chính chúng ta. Chúng ta cần chúng cho cuộc sống và sức khỏe. Thật không may, chúng ta đối xử với hệ vi khuẩn đường ruột một cách thiếu tôn trọng. Chúng đang làm công việc quan trọng trong điều kiện nguy hiểm. Đã đến lúc dành cho chúng sự quan tâm và chăm sóc mà chúng xứng đáng. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể tiến hành một bước tiến nghiêm túc, có ý nghĩa chống lại những phiền não hiện đại của mình.

Trong cuốn sách “Ăn gì bổ não”, bác sĩ David Perlmutter giải thích sự tương tác mạnh mẽ giữa hệ vi sinh đường ruột và não bộ. Ông giải thích cách hệ vi sinh phát triển từ khi chúng ta được sinh ra và phát triển dựa trên những lựa chọn lối sống,  cũng như cách nó có thể trở nên “ốm yếu”. Tiếp đó ông chỉ ra cách nuôi dưỡng sức khỏe đường ruột thông qua những lời khuyên dinh dưỡng và một chương trình sáu bước có tính thực hành cao để cải thiện hệ vi sinh đường ruột, từ đó giúp cải thiện, mở ra cánh cửa đến với tiềm năng sức khỏe não bộ chưa từng có.

Ăn gì bổ não

Độc giả cũng có thể tìm hiểu thêm về mối liên hệ giữa đường ruột và não bộ thông qua cuốn sách “Chất xơ diệu kỳ” hoặc bài viết ngắn sau đây về cuốn sách: Có thể bạn chưa biết: Ruột – bộ não thứ hai đang áp đảo bộ não thứ nhất