Các chủng có thể vượt qua hệ miễn dịch đang thúc đẩy các nhà sản xuất vắc-xin để khám phá các cách tái thiết kế vắc-xin của mình.
Khi ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 có thể vượt qua khả năng miễn dịch có được nhờ vắc-xin hoặc do đã khỏi bệnh, các nhà khoa học đang khám phá ý tưởng tái thiết kế các vắc-xin hiện có.
Các nhà sản xuất vắc-xin đang theo đuổi các kế hoạch để cập nhật các vắc-xin của mình để có thể phòng ngừa tốt hơn với các biến chủng mới xuất hiện. Các biến chủng mới có các đột biến dường như làm giảm hiệu quả của các kháng thể chống lại việc nhiễm virus. Các nhà khoa học cũng đang xem xét khả năng rằng vắc-xin chống virus corona có thể cần được cập nhật định kỳ, cũng như trường hợp của vắc-xin cúm.
Các tốt nhất và trực tiếp để chống lại mối nguy hiểm do các biến chủng mới xuất hiện vẫn là nhanh chóng tiêm vắc-xin cho nhiều người nhất có thể với những loại vắc-xin hiện có.
Chúng ta có cần cập nhật vắc-xin COVID-19 không?
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng biến chủng beta có các đột biến có thể làm suy yếu kháng thể trung hòa, có tác dụng làm bất hoạt virus, được tạo ra ở những người đã tiêm vắc-xin Pfizer hoặc Moderna.
Liệu những thay đổi này có đủ làm giảm hiệu lực của các vắc-xin đó hay không thì vẫn chưa rõ. Đó là câu hỏi trị giá triệu đô, bởi chúng ta không biết bạn cần phải có bao nhiêu kháng thể.
Vào tháng 1/2021, Công ty Novavax đã công bố dữ liệu thử nghiệm lâm sàng cho thấy vắc-xin của họ có hiệu lực 85% với chủng alpha nhưng hiệu lực dưới 50% với chủng beta. Sự giảm hiệu quả này là đáng lo ngại vì các biến chúng có thể làm giảm đáng kể hiệu lực vắc-xin.
Các vắc-xin cần duy trì hiệu quả ở mức hoàn hảo, chúng sẽ cần phải được cập nhật. Câu hỏi duy nhất là khi nào và thường xuyên như thế nào.
Chúng ta nên lựa chọn thời điểm cập nhật vắc-xin như thế nào?
Các nhà khoa học, cơ quan y tế và các nhà sản xuất vắc-xin đang bắt đầu thảo luận vấn đề này. Các nhà nghiên cứu mới chỉ bắt đầu tìm hiểu cách các biến chủng thay đổi đáp ứng vắc-xin và cách các lực tiến hóa khiến các biến chủng lan rộng.
Một mô hình cập nhật vắc-xin COVID-19 có thể là giống như vắc-xin cúm mùa. Các nhà nghiên cứu sử dụng nghiên cứu về kháng thể người và chồn sương để xác định liệu một chủng virus cúm mới có thể vượt qua được vắc-xin của mùa trước hay không, và từ đó cần thiết phải cập nhật vắc-xin. Việc này được thực hiện hằng năm với mỗi mùa cúm, và những thay đổi chỉ được thực hiện khi một chủng tránh được vắc-xin lây lan rộng.
Hiện chúng ta vẫn chưa rõ những thay đổi và sự phân bố địa lý của các chủng khác nhau sẽ cho biết khi nào cần phải cập nhật vắc-xin COVID-19. Các cuộc thảo luận chỉ mới bắt đầu.
Các vắc-xin sẽ được cập nhật như thế nào?
Đây là một câu hỏi mở khác. Các vắc-xin hiện nay giúp tế bào nhận ra protein gai của virus. Các biến chủng có các đột biến ở protein gai có thể thay đổi vị trí tấn công bởi kháng thể trung hòa.
Một khả năng là thay đổi phiên bản protein gai cũ của vắc-xin với một phân tử cập nhật có những thay đổi amino axit cụ thể mà có thể hạn chế đáp ứng kháng thể. Một khả năng khác là kết hợp cả dạng mới và cũ của protein gai trong cùng một loại vắc-xin.
Các vắc-xin sẽ được thử nghiệm và phê duyệt như thế nào?
Các nhà phát triển vắc-xin đã thử nghiệm các vắc-xin COVID-19 hiện nay qua giai đoạn ba bao gồm hàng chục ngàn người tham gia trước khi được phê duyệt. Nhưng kiểu thử nghiệm như vậy cho một loại vắc-xin được cải thiện sẽ mất thời gian và khó khăn khi vắc-xin thế hệ đầu đã được sử dụng trên toàn thế giới.
Chúng ta không biết cần bao nhiêu dữ liệu lâm sàng để phê duyệt một loại vắc-xin COVID-19 cập nhật. Các vắc-xin cúm mùa mới thường không cần thử nghiệm lâm sàng mới. Nhưng các nhà quản lý không có sự đảm bảo nhờ hàng thập niên kinh nghiệm và dữ liệu lâm sàng với vắc-xin COVID-19. Và có thể chúng ta cần đến thử nghiệm lâm sàng mới.
Quy mô và thời gian của những thử nghiệm này có thể phụ thuộc vào việc liệu các nhà nghiên cứu có thể tìm ra ‘sự tương quan bảo vệ’ hay không: các đặc điểm có thể đo được của đáp ứng miễn dịch, ví dụ nồng độ kháng thể trung hòa, mà có thể cung cấp chỉ tố về sự bảo vệ khỏi COVID-19. Với những chỉ tố như vậy, các nhà nghiên cứu sẽ không cần đợi cho đến khi những người tham gia thử nghiệm lâm sàng bị nhiễm virus để biết được liệu vắc-xin có hoạt động hay không. Họ chỉ cần đo đáp ứng miễn dịch sau mỗi liều.
Mọi người sẽ đáp ứng với vắc-xin cập nhật như thế nào nếu trước đó họ đã được chủng ngừa?
Các nhà khoa học vẫn chưa biết một người đã được tiêm chủng đầy đủ bởi một vắc-xin COVID-19 thế hệ đầu tiên sẽ đáp ứng thế nào với một vắc-xin hoàn toàn mới để chống lại biến chủng mới. Các nhà miễn dịch học từ lâu đã quan sát được rằng mọi người có xu hướng tăng đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn với chủng ban đầu hơn là so với những biến chủng xuất hiện sau. Hiện tượng này có thể nghĩa là vắc-xin cập nhật có thể kích thích đáp ứng miễn dịch yếu hơn là đáp ứng miễn dịch với vắc-xin ban đầu. Nỗi lo lắng ở đây là tiêm vắc-xin để phòng ngừa biến chủng mới sẽ không tạo ra đáp ứng miễn dịch chống lại biến chủng đó, nó chỉ làm tăng thêm đáp ứng miễn dịch trước đây.
Tuy nhiên có một số bằng chứng chỉ ra rằng vắc-xin RNA có lẽ sẽ không đi theo xu hướng đó. Vì một vài lý do chưa rõ, một số vắc-xin RNA kích thích đáp ứng miễn dịch phức tạp đáng kinh ngạc, tạo ra các kháng thể tấn công các vùng protein virus mà thường không được phát hiện trong đáp ứng với các vắc-xin khác. Điều này cũng có thể là vắc-xin RNA cũng sẽ nhắm mục tiêu tốt hơn vào những thay đổi có trong một biến chủng.
Và cũng có một lưu ý rằng một đáp ứng đặc hiệu với biến chủng có thể là không cần thiết: thậm chí nếu một vắc-xin cập nhật chủ yếu làm tăng đáp ứng với một vắc-xin coronavirus trước đó, như vậy vẫn có thể là đủ để chống lại biến chủng mới.
Các nhà sản xuất vắc-xin đang làm gì?
Các nhà sản xuất vắc-xin tuyên bố rằng họ đang tìm cách cập nhật vắc-xin của mình. Một số nhà sản xuất vắc-xin đã lưu ý về mối đe dọa mà những biến chủng có thể gây ra ngay từ đầu.
Bởi vì việc cập nhật cấu trúc của vắc-xin hiện có là khá đơn giản, một vắc-xin RNA mới có thể được thiết kế và sản xuất cho thử nghiệm lâm sàng trong vòng sáu tuần. Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu. Sản xuất vắc-xin với số lượng lớn là một việc khó.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng cập nhật vắc-xin coronavirus định kỳ, giống như vắc-xin cúm, sẽ trở thành một việc bình thường. Nhưng điều đó có nghĩa là những lo ngại về chuỗi cung ứng và vận chuyển sẽ còn tiếp diễn.
Nguồn: Theo báo Nature