Bảng đường huyết có thể giúp bạn biết được đường huyết của mình nên ở mức nào ở các thời điểm nhất định trong ngày.
Bác sĩ sử dụng bảng đường huyết để giúp bệnh nhân đặt mục tiêu và theo dõi kế hoạch điều trị tiểu đường. Bảng đường huyết cũng có thể giúp những người bệnh tiểu đường hiểu được mức độ đường trong máu của họ.
Mức đường huyết lý tưởng sẽ phụ thuộc vào từng cá nhân. Bác sĩ sẽ làm việc với mỗi người để thiết lập mức độ phù hợp cho các thời điểm khác nhau trong ngày, tùy thuộc vào việc người đó vừa thức dậy, ăn uống hay tập thể dục.
Bảng đường huyết trong bài viết này giúp độc giả có hiểu thế nào là mức đường huyết phù hợp trong ngày. Bài viết cũng giải thích tầm quan trọng của việc duy trì đường huyết trong phạm vi khuyến cáo.
I. Xét nghiệm
Đo đường huyết là một việc cần thiết để quản lý bệnh tiểu đường. Các công cụ để kiểm soát đường huyết bao gồm:
- xét nghiệm A1C để biết lượng đường trong máu theo thời gian;
- theo dõi lượng đường liên tục (CGM);
- và tự theo dõi đường huyết thông qua xét nghiệm máu đầu ngón tay.
Kết quả xét nghiệm đường huyết được tính theo đơn vị mg/dl, nhưng kết quả A1C cũng có thể được viết dưới dạng phần trăm. Tỷ lệ phần trăm đề cập đến lượng hemoglobin mà glucose liên kết trong máu.
II. Bảng đường huyết
Bảng sau đây phác thảo các mục tiêu chung cho những người có và không mắc bệnh tiểu đường.
Những con số này có vai trò hướng dẫn, nhưng nhu cầu của mỗi người là khác nhau tùy theo độ tuổi và các yếu tố khác. Bác sĩ sẽ làm việc với mỗi người để thiết lập mức đường huyết phù hợp và giúp họ đạt được mục tiêu.
Mục tiêu chung
Bình thường | Tiểu đường | |
Trước bữa ăn | 72-99 mg/dl | 80-130 mg/dl |
2 giờ sau ăn | thấp hơn 140 mg/dl | thấp hơn 180 mg/dl |
Mức A1C
Xét nghiệm A1C đo lường mức đường huyết trung bình của một người trong 3 tháng. Nó có thể cho biết liệu cách quản lý đường huyết đang dùng có tác dụng lâu dài không.
Theo của Viện Quốc gia Mỹ về Tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận, kết quả A1C của một người có thể như sau:
Mức A1C | |
Bình thường | dưới 5,7% |
Tiền tiểu đường | 5,7-6,4% |
Tiểu đường | từ 6,5% trở lên |
Bác sĩ sẽ cần thực hiện hai xét nghiệm để chẩn đoán tiểu đường trừ phi bệnh nhân có triệu chứng rõ rệt.
Bảng đường huyết cho trẻ em
Mức đường huyết lý tưởng thay đổi theo độ tuổi. Dựa trên dữ liệu từ Bệnh viện Nhi đồng Quốc gia Mỹ, bảng sau đây dành cho trẻ từ 0-10 tuổi trở lên.
Đường huyết tính bằng mg/dl | |
0-5 tuổi | 100-180 |
6-9 tuổi | 80-140 |
10 tuổi trở lên | 70-120 |
Bảng sau đựa trên thông tin từ Diabetes UK để đưa ra một cách sơ bộ mức đường huyết của trẻ có thể thay đổi như thế nào trong ngày. Tuy nhiên, con số ở đây không phân biệt theo độ tuổi. Bác sĩ sẽ tư vấn mức độ phù hợp với từng cá nhân.
Đường huyết tính bằng mg/dl | |
Đi bộ | 72-126 |
Trước bữa ăn | 72-126 |
2 giờ sau ăn | 90-162 |
Các chuyên gia lưu ý rằng việc tuân thủ nghiêm ngặt các mức đường huyết phức tạp không phải lúc nào cũng là cách tiếp cận tốt nhất, đặc biệt là đối với trẻ em. Các bậc cha mẹ có thể thấy rằng bác sĩ cung cấp những hướng dẫn đơn giản hơn cho trẻ em so với người lớn nếu lợi ích mang lại là nhiều hơn nguy cơ.
Bảng đường huyết cho trẻ vị thành niên
Sau đây là bảng hướng dẫn cho trẻ vị thành niên, nhưng bạn vẫn nên tham khảo khuyến nghị riêng của bác sĩ dành cho từng cá nhân.
Đường huyết tính bằng mg/dl | |
Trước bữa ăn | 72-108 |
2 giờ sau ăn | tối đa 180 |
Người bị tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra khi mang thai. Thông thường, tình trạng này chỉ là tạm thời, nhưng nó có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ.
Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến cáo rằng những người được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ nên nhắm đến mức đường huyết tương tự như những người không mắc bệnh tiểu đường, mặc dù mục tiêu đối với từng người có thể khác nhau.
Hiệp hội Tiểu đường Mỹ đưa ra bảng đường huyết như sau.
Đường huyết | |
Trước bữa ăn | 95 mg/dl hoặc thấp hơn |
1 giờ sau ăn | 140 mg/dl hoặc thấp hơn |
2 giờ sau ăn | 120 mg/dl hoặc thấp hơn |
III. Khuyến cáo
Bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh về việc phải làm gì nếu đường huyết nằm ngoài khoảng mong muốn.
Bác sĩ có thể đề xuất khoảng đường huyết mong muốn cho bệnh nhân tiểu đường cao hơn những người bình thường.
Khoảng đường huyết mong muốn thay đổi trong ngày, thường thấp hơn trước khi ăn và sau khi tập thể dục và cao hơn trong 1 giờ hoặc lâu hơn sau bữa ăn.
Khi xác định khoảng đường huyết mong muốn, bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố cá nhân như:
- tuổi và tuổi thọ trung bình;
- các tình trạng sức khỏe khác, đặc biệt là bệnh tim mạch;
- thời gian mắc tiểu đường;
- vấn đề với các động mạch trong cơ thể;
- bất kỳ tổn thương nào với mắt, thận, mạch máu, não hoặc tim;
- thói quen cá nhân và lối sống.
Biểu đồ đường huyết thường ghi các mức mong muốn theo khoảng, điều này thể hiện khác biệt giữa các cá nhân.
IV. Quản lý đường huyết
Tăng đường huyết đang thấp
Đường huyết có thể hạ xuống rất thấp, hay còn gọi là hạ đường huyết. Các triệu chứng gồm:
- run rẩy hoặc bồn chồn;
- đói hoặc mệt;
- chóng mặt hoặc choáng váng;
- hoang mang;
- thay đổi nhịp tim;
- đau đầu;
- khó nhìn hoặc nói.
Nếu các triệu chứng này xảy ra, Viện Quốc gia Mỹ về Tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận khuyến cáo:
- Kiểm tra mức đường huyết.
- Ăn thứ gì đó có chứa 15-20 g đường hoặc tinh bột.
- Chờ 15 phút.
- Kiểm tra lại mức đường huyết.
- Lặp lại nếu đường huyết còn thấp.
Sau khi thực hiên các bước trên, nếu đường huyết vẫn thấp, bệnh nhân cần tìm sự trợ giúp y tế. Nếu bệnh nhân bất tỉnh, người xung quanh cần gọi cấp cứu khẩn cấp.
V. Các mức độ theo dõi
Theo dõi đường huyết là một phần quan trọng trong quản lý tiểu đường. Kế hoạch theo dõi có thể bao gồm:
- xét nghiệm tại bệnh viện;
- xét nghiệm máu đầu ngón tay;
- sử dụng thiết bị CGM để theo dõi lượng đường trong ngày.
Đường huyết thường được kiểm tra tại các thời điểm:
- trước bữa ăn;
- trước giờ ngủ;
- khi nhận thấy các triệu chứng.
Xét nghiệm bổ sung có thể được thực hiện:
- trước, trong và sau khi tập thể dục;
- trong đêm;
- khi không khỏe;
- sau khi điều chỉnh kế hoạch điều trị.
Tần suất xét nghiệm sẽ thay đổi tùy theo type và giai đoạn tiểu đường, cũng như các yếu tố cá nhân. Bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh về thời điểm và tần suất xét nghiệm.
VI. Nguy cơ của đường huyết cao
Thông thường, cơ thể có thể quản lý lượng đường dư thừa trong máu bằng cách loại bỏ hoặc chuyển đổi đường thành các tế bào mỡ. Tuy nhiên đường huyết cao kéo dài có thể làm phát sinh nhiều vấn đề.
Theo thời gian, đường huyết cao kéo dài có thể làm tổn hại:
- mắt;
- dây thần kinh;
- thận;
- mạch máu.
Một loạt các biến chứng cũng có thể xảy ra, chẳng hạn như vết thương chậm lành và nhiễm trùng thường xuyên. Các biến chứng khác có thể xảy ra bao gồm:
Nhiễm toan ceton do tiểu đường (DKA)
Nếu không thể sử dụng glucose để làm năng lượng, cơ thể sẽ thay vào đó bắt đầu phân hủy chất béo. Khi làm như vậy, cơ thể sẽ giải phóng ceton. Khi tập trung ở mức độ cao, ceton sẽ gây độc.
Nếu ceton trong máu cao, DKA có thể xảy ra. Các triệu chứng bao gồm:
- hơi thở có mùi trái cây;
- khó thở;
- buồn nôn và nôn;
- miệng rất khô;
- trong một số trường hợp là mất ý thức và hôn mê.
DKA là một trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng và bệnh nhân cần được cấp cứu ngay lập tức. Nghiên cứu cho thấy đây là biến chứng phổ biến nhất của tiểu đường type 1.
Tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết (HHS)
HHS là một tình trạng có thể đe dọa tính mạng, liên quan đến đường huyết cao và mất nước.
Các triệu chứng bao gồm:
- cực kỳ khát;
- tăng đi tiểu;
- yếu mệt và cảm giác không khỏe;
- da khô;
- thay đổi thị lực và ý thức do giảm lưu lượng máu lên não;
- trong trường hợp nghiêm trọng là hôn mê.
Bất kỳ ai có dấu hiệu của HHS cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
VII. Tóm tắt
Quản lý đường huyết là bước quan trọng để ngăn ngừa biến chứng của tiểu đường. Đường huyết vừa phải là dấu hiệu cho thấy điều trị đang có kết quả.
Mỗi cá nhân có mục tiêu điều trị riêng được bác sĩ xác định. Bác sĩ có thể điều chỉnh các mục tiêu khi quá trình điều trị tiến triển tốt.
Nếu lo lắng về đường huyết, bạn nên đi khám.
Theo Medical News Today