Điều gì xảy ra nếu con người không ngủ?

Năm 1965, Nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học, cậu học sinh trung học 17 tuổi, Randy Gardner đã không ngủ trong 264 tiếng, tương đương với 11 ngày, xem điều gì sẽ diễn ra. Vào ngày thứ 2, mắt của anh ấy đã bắt đầu mất tập trung. Sau đó, anh ấy mất khả năng xác định những đồ vật qua tiếp xúc. Đến ngày thứ 3, Gardner trở nên ủ rũ. Ở giai đoạn cuối của thử nghiệm, cậu ta đã rất chật vật để có thể tập trung, gặp rắc rối với trí nhớ ngắn hạn, trở nên hoang tưởng và bắt đầu gặp ảo giác.

Mặc dù Gardner đã phục hồi mà không bị tổn thương lâu dài về tâm lý hay thể chất, nhưng đối với những trường hợp khác, mất ngủ có thể làm mất cân bằng hormon, dễ mắc bệnh và trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây tử vong.

Giấc ngủ rất cần thiết đối với chúng ta. Những người trưởng thành cần 7-8 tiếng cho giấc ngủ mỗi đêm, và thiếu niên thì cần khoảng 10 tiếng. Chúng ta cảm thấy buồn ngủ khi những tín hiệu từ cơ thể thông báo rằng bộ não đã mỏi mệt và trời đã tối. Những tín hiệu này kích thích gia tăng các hormon gây buồn ngủ như Adenosine và Melatonin giúp đưa chúng ta vào trạng thái mơ màng và giấc ngủ sâu, làm hơi thở, nhịp tim chậm lại và các cơ bắp được thư giãn.

Điều gì xảy ra nếu con người không ngủ? 1

Ở Hoa Kỳ, người ta ước tính rằng có khoảng 30% người trưởng thành và 66% thiếu niên bị mất ngủ thường xuyên và đây không phải là một vấn đề nhỏ. Mất ngủ có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho cơ thể. Khi chúng ta không ngủ được, việc trí nhớ, học hỏi, tâm lý và khả năng phản xạ, giao tiếp đều bị ảnh hưởng. Nặng hơn mất ngủ có thể gây mất bình tĩnh, dễ bị kích động, thấy các ảo giác, huyết áp cao, thậm chí có thể dẫn đến bệnh tiểu đường và béo phì.

Năm 2014, một cổ động viên bóng đá vì quá cuồng nhiệt nên đã tử vong sau khi thức đến 48 tiếng để xem World Cup. Dù cái chết đột ngột của anh ta được xác định bởi vì một cơn đột quỵ, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc thường xuyên ngủ ít hơn 6 tiếng 1 đêm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 4.5 lần so với những ai ngủ đều đặn 7-8 tiếng.

Một số ít người trên thế giới mắc phải chứng mất ngủ kéo dài do bị đột biến di truyền được gọi là Fatal Familial Insomnia, trí não luôn trong trạng thái tỉnh táo khiến không thể nào ngủ sâu được. Thế là tình trạng tồi tệ này cứ liên tục diễn ra trong vòng vài tháng hoặc vài năm, ngày càng nặng dần dẫn tới mất trí và chết.

Vì sao mất ngủ lại gây ra những hậu quả lớn như vậy? Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nguyên nhân nằm ở sự gia tăng của các chất thải trong não. Trong khi chúng ta thức, các tế bào não bận bịu sử dụng nguồn năng lượng để hoạt động, từ đó tạo ra các phụ phẩm và chất thải, nếu không được loại bỏ, chúng sẽ làm quá tải não bộ và sẽ dẫn tới nhiều triệu chứng tiêu cực. Ngủ là cách hữu hiệu nhất để chống lại hiện tượng đó?

Các nhà khoa học đã phát hiện ra hệ thống Glymphatic, một cơ chế giúp dọn dẹp những sản phẩm cặn bã tích tụ trong não. Để giúp loại bỏ “rác thải”, dịch não tủy (cerebrospinal fluid) được bơm đi khắp mô não. Quá trình này được đẩy nhanh trong giấc ngủ vì lúc đó các tế báo não co lại khoảng 60%, cho phép dịch lưu chuyển nhanh hơn và dễ dàng hơn qua khắp não bộ.

Khoa học ngày càng tiến bộ để giúp giải mã giấc ngủ cũng như cải thiện sức khỏe con người.

Nguồn: TED-Ed