Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, Cúm A đang gia tăng bất thường tại các tỉnh miền Bắc. Theo thống kê từ đầu năm đến 17/7, thành phố đã ghi nhận 2.605 trường hợp mắc cúm, chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Tính riêng trong tháng 6, ngành y tế phát hiện 887 trường hợp mắc, tăng 60% so với số ca mắc ghi nhận trong tháng 5.
Trao đổi với báo chí, TS.BS Đặng Thị Thúy – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, cúm A là một dạng cúm mùa – bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường xảy ra vào mùa Đông Xuân, khi chuyển giao giữa hai mùa. Bệnh cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A, phổ biến nhất là H1N1. Bình thường, vào mùa Hè, bệnh cúm mùa ít xuất hiện, rất hiếm khi mới gặp một ca bệnh. Loại virus này thường phát triển mạnh vào mùa đông xuân ở điều kiện thời tiết lạnh, nồm ẩm.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ghi nhận phần lớn các trường hợp mắc cúm A là trẻ dưới 5 tuổi (chiếm 44,1%). Tình trạng bệnh nhi mắc cúm A cũng tăng ở nhiều tỉnh thành phía Bắc: Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ. Bệnh viện Nhi Trung ương cũng ghi nhận nhiều trẻ mắc cúm A có biến chứng suy hô hấp, co giật; 6% có biểu hiện viêm não.
TS. Đỗ Thiện Hải – Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới cho biết, từ mùa cúm năm 2019-2020, ngành y tế đã ghi nhận những triệu chứng cúm A nặng hơn rõ rệt về mặt thần kinh.
Nhiều chuyên gia dịch tễ nhận định, năm 2022, thời tiết biến đổi bất thường, đến tháng 5 vẫn còn các đợt không khí lạnh là một trong những yếu tố khiến virus cúm A bùng phát trái mùa. Thực trạng này có thể gây nguy cơ “dịch chồng dịch” với sốt xuất huyết, COVID-19.
Cúm A lây lan qua đường hô hấp thông qua các giọt bắn nhỏ từ cơ thể người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với đồ vật, bề mặt có virus. Là một dạng cúm mùa, bệnh khởi phát đột ngột với một số triệu chứng: Sốt (39-40 độ C), viêm long đường hô hấp (như ho, hắt hơi, sổ mũi), đau họng…
Triệu chứng ban đầu của người mắc cúm A tương tự như những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính khác: Sốt, viêm long đường hô hấp (như ho, hắt hơi, sổ mũi), đau họng… Ngoài ra, người mắc cúm A thường sốt cao 39-40 độ C, da sung huyết, họng đỏ, sung huyết toàn bộ. Trẻ em có thể mệt mỏi, ăn kém, quấy khóc, các trường hợp nặng có thể có khó thở.
Đa số các trường hợp nhiễm cúm A sẽ được kê đơn thuốc về điều trị ngoại trú. Nếu có biểu hiện biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, người bệnh được chỉ định nhập viện để điều trị.
Người mắc cúm A có thể hồi phục trong vòng một tuần mà không cần phải chăm sóc y tế. Tuy nhiên, bệnh cúm A cũng có thể gây ra các biến chứng nặng và nguy hiểm với các đối tượng: Trẻ em, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch… Vì thế, người có biểu hiện bệnh như hắt hơi, chảy nước mũi, sốt, đau họng, mệt, đau đầu, ớn lạnh, đau mỏi toàn thân nên hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình.
Cúm mùa thường tiến triển lành tính, người bệnh có thể hồi phục trong vòng một tuần mà không cần phải chăm sóc y tế. Tuy nhiên, bệnh cúm A cũng có thể gây ra các biến chứng nặng và nguy hiểm, đặc biệt với người mắc bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp.
Biến chứng viêm phổi do cúm A thường gặp ở trẻ em, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch. Một số trường hợp mắc cúm A có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái. Đặc biệt, biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm A là gây nên phù não và suy đa phủ tạng, tỷ lệ tử vong rất cao.
Phụ nữ mang thai nếu mắc cúm A có thể bị viêm phổi hoặc sảy thai. Mắc cúm trong 3 tháng đầu có thể gây ra biến chứng ở thai nhi, nhất là bệnh lý về hệ thần kinh trung ương, tuy nhiên không gây quái thai.
Các đối tượng dễ bị biến chứng của cúm A như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai nên được đưa đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn cách chăm sóc và điều trị phù hợp.
Trước tình trạng số ca mắc cúm A “trái mùa” gia tăng tại một số tỉnh miền Bắc, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh lây nhiễm này.
Bệnh cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A như H1N1, H5N1, H7N9, thường bùng phát mạnh vào mùa Đông Xuân. Nguyên nhân là do virus cúm A phát triển tốt trong thời tiết lạnh ẩm.
Cúm A có nguồn gốc từ một số loài chim và động vật có vú. Trong một số trường hợp virus được truyền từ chim hoang dã sang gia cầm được nuôi nhốt trong các hộ gia đình, sau đó lây sang người. Ví dụ, cúm A/H5N1 hay cúm gia cầm có liên quan lớn đến các gia đình chăn nuôi gia cầm. Sau đó, virus cúm A dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi; Hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus, qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng…
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, virus cúm A có thể sống 48h trên các bề mặt thông thường như tay nắm cửa, bề mặt bàn, ghế… Trong quần áo, virus có thể tồn tại từ 8-12 giờ. Virus cúm A có thể tồn tại rất lâu trong môi trường nước, nhưng sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 70 độ C.
Với cách thức lây lan như trên, giải pháp phòng bệnh cúm A có nhiều điểm tương đồng với bệnh cúm mùa thông thường: