Trong việc ngủ thì “đầu xuôi thì đuôi lọt”, câu nói này có nghĩa là có rất nhiều lợi ích nếu giấc ngủ Non-REM đầu tiên được đảm bảo. Sau đây tôi xin giới thiệu những lợi ích có được của “90 phút vàng” và đầu tiên xin liệt kê ba lợi ích lớn.
Lợi ích 1 : Điều chỉnh “thần kinh tự chủ” chỉ bằng việc ngủ
Sau khi chìm vào giấc ngủ, hoạt động của hệ thần kinh giao cảm giảm dần, thần kinh phó giao cảm chi phối chủ yếu khi ngủ sâu. Nếu sự thay đổi vai trò của dây thần kinh tự chủ diễn ra trơn tru, “khi hoạt động là thần kinh giao cảm, khi nghỉ ngơi là thần kinh phó giao cảm”, thì não bộ và cơ thể có thể thư giãn và nghỉngơi tốt. Khi vào giấc ngủ REM, sóng não có hình dạng gần với khi thức dậy, hoạt động thần kinh giao cảm trở nên tích cực, hô hấp và nhịp tim thay đổi không theo quy tắc.
Như đề cập ở bên trên, thần kinh tự chủ là không thể thiếu để duy trì sự sống, chẳng hạn như hô hấp, thân nhiệt, hoạt động của tim, dạ dày và ruột, v.v. Hoạt động của hệ thần kinh tự chủ không tốt cũng trở thành nguyên nhân gây ra bệnh thể chất hoặc tinh thần. Lý do của sự khó chịu “có điều gì đó không ổn” như đau đầu, căng thẳng áp lực, cảm giác mệt mỏi, lo lắng, mỏi vai, dễ nhiễm lạnh thường là rối loạn của các dây thần kinh tự chủ.
Có nhiều người đã hiểu được tầm quan trọng của thần kinh tự chủ nên nhiều phương pháp đã được đề xuất để cân bằng thần kinh tự chủ chẳng hạn như âm nhạc, mùi hương, sách ảnh hoặc thư giãn cơ. Trong số đó “giấc ngủ trong 90 phút vàng” là phương pháp tốt nhất để chuẩn bị cho thần kinh tự chủ. Nhờ cân bằng thần kinh tự chủ tốt nên ngủ sâu giấc, hay nhờ ngủ sâu giấc nên thầnkinh tự chủ được điều chỉnh cũng giống câu hỏi như trứng có trước hay gà có trước, nhưng nói tóm lại, thần kinh tự chủ có liên quan mật thiết tới giấc ngủ.
Lợi ích 2: Tiết ra hormone tăng trưởng
Mỗi cơ thể sống đều có một “đồng hồ sinh học riêng” hoạtđộng trong một ngày (khoảng 24 tiếng). Chu kỳ này được gọi là “nhịp sinh học (nhịp điệu sinh học hằng ngày)” và thực sự hoạt động trong vòng “24 giờ (chu kỳ trong ngày)” theo vòng quay Trái Đất. Đồng hồ sinh học của con người dài hơn 24 giờ nhưng ở người khỏe mạnh, chu kỳ được điều chỉnh hằng ngày theo “chu kỳ 24 giờ” tương đương vòng quay của Trái Đất và nhiềuhormone cũng chịu ảnh hưởng của chu kỳ này.
Tuy nhiên đối với trường hợp hormone tăng trưởng, mặc dù bị ảnh hưởng bởi chu kỳ ban ngày nhưng sự tiết hormone vẫn phụ thuộc phần lớn vào chất lượng giấc ngủ Non-REM. Hormone tăng trưởng là một loại hormone đặc biệt được tiết ra đáng kể (70~80%) trong chu kỳ thứ nhất của giấc ngủ Non-REM và hoàn toàn không được tiết ra nếu thức dậy vào “thời gian ngủ bình thường”. Ngoài ra, nếu thời gian chìm vào giấc ngủ được chuyển thành vào lúc bìnhminh hoặc vào ban ngày thì có thể quan sát thấy sự tiết hormone trong giai đoạn đầu của giấc ngủ, nhưng việc tiết hormone lượng lớn như trong chu kỳ thứ nhất vào ban đêm thì không xảy ra.
Hormone tăng trưởng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triểncủa trẻ em và cả thanh thiếu niên. Khi về già, lượng hormone này giảm nhưng nó vẫn được tiết ra. Như đã đề cập bên trên, hormone tăng trưởng là hormone không thể thiếu đối với người trưởng thành, đóng các vai trò như giúp thúc đẩy sự phát triển và trao đổi chất của tế bào, đồng thời tăng tính đàn hồi của da và chống lão hóa.
Nếu như trong 90 phút đầu tiên, giấc ngủ Non-REM sâu nhất không xuất hiện thì quá trình tiết hormone tăng trưởng bịgiảm sút. Trong thời gian ngủ còn lại, độ sâu của giấc ngủ cũng bị thay đổi, não bộ và cơ thể bắt đầu chuẩn bị tỉnh giấc, vậy nênlượng hormone tiết ra qua một đêm giảm mạnh. Bỏ điều này sang một bên, nếu như bạn ngủ sâu giấc trong 90 phút đầu tiên thìsẽ đảm bảo được gần 80% lượng hormone tăng trưởng. Ngay cả khi bạn chỉ được ngủ trong năm giờ, nếu ngủ ngon trong 90 phút đầutiên thì ít nhất tổng lượng hormone tăng trưởng sẽ không bịgiảm đáng kể.
Lợi ích 3: “Tình trạng não bộ” được cải thiện
Giấc ngủ chất lượng tốt không chỉ bao gồm giấc ngủ Non- REM mà còn không thể thiếu giấc ngủ REM. Ví dụ như ở người mắc bệnh trầm cảm, nếu giấc ngủ Non-REM sâu đầu tiên khôngđủ, giấc ngủ REM sẽ xuất hiện rất sớm như đã đề cập bên trên(tới nay cũng có một “phương pháp ức chế giấc ngủ REM” được coi như cách điều trị bệnh trầm cảm).
Ngoài ra, ở những bệnh nhân mắc chứng ngủ rũ ngủ gật nhiều lần trong ngày, giấc ngủ REM đột nhiên xuất hiện ngay khi chìm vào ngủ thường gây ra “hiện tượng bóng đè” và dẫn đến “tình trạng kiệt sức”. Mặc dù vẫn chưa biết rõ được mối quan hệ nhân quả, nhưng có nhiều loại thuốc phòng chống trầm cảm có tác dụng “ức chế giấc ngủ REM” và được sử dụng để “ngăn chặn tìnhtrạng kiệt sức” ở những bệnh nhân mắc chứng ngủ rũ.
Khi tình trạng bệnh tạm thời đã được cải thiện và giấc ngủ Non-REM sâu đầu tiên diễn ra thì giấc ngủ REM cũng xuất hiện, chạm tới gần 90 phút vàng, dẫn đến kết quả là người ta nhận ra rằng toàn bộ chu kỳ ngủ cũng được thiết lập.
Mối quan hệ giữa não bộ và giấc ngủ còn rất nhiều điều bí ẩn; tuy nhiên, từ thực tế là những bệnh nhân bị trầm cảm hoặc tâm thần phân liệt có 90 phút đầu tiên bị xáo trộn, có thể đưa ra giả thuyết 90 phút vàng có chức năng điều chỉnh tình trạng của não bộ và tình trạng não bộ được phản ánh trong 90 phút vàng.
Trích từ cuốn sách “Ngủ ngon theo phương pháp Stanford” – Nishino Seiji