Tại sao càng có tuổi lại càng khó ngủ?

Ban ngày, những bệnh nhân ngủ rũ thường xuyên có tình trạng buồn ngủ, vào ban đêm, họ không có được 90 phút vàng và thường xuyên tỉnh giấc lúc nửa đêm. Mặc dù chưa rõ là nguyên nhân hay kết quả nhưng bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm hoặc bệnh tâm thầnphân liệt cũng thường không có được 90 phút vàng ngay sau khi chìm vào giấc ngủ và thường có cảm giác buồn ngủ trong ngày.

Ngoài ra, những bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ bị “bàn tay vô hình” bóp nghẹt hơn 15 lần mỗi giờ ngay từkhi chìm vào giấc ngủ nên tất nhiên không có được 90 phút vàng. Ngược lại họ cũng thức dậy vào buổi sáng và có những giấc ngủcực ngắn trong ngày. Việc buồn ngủ vào ban ngày cũng rất nghiêmtrọng, như đã đề cập bên trên, nghiêm trọng hơn đó là xảy ra nhiều nguy cơ mắc các bệnh về thể chất. “Hội chứng chân không yên (Restless Leg Syndrome)” là hiện tượng chân hoạt động tự do trong khi ngủ và còn cảm giác ngứa ngáy nên 90 phút vàng sẽ không diễn ra và hiệu suất làm việc vào ngày hôm sau cũng giảm sút.

Tại sao càng có tuổi lại càng khó ngủ? 1

Từ những ví dụ thực tế này, có thể thấy rằng 90 phút vàng quan trọng như thế nào, ngay cả khi không có bệnh tật, nếu 90phút vàng đầu tiên bị xáo trộn thì bức màn của “thế giới hiện thực đau thương” sẽ được kéo lên ngay khi màn đêm kết thúc. Đáng tiếc
thay khi đã già đi thì 90 phút vàng cũng ít xuất hiện hơn nhưng tôi luôn hi vọng rằng những người lớn tuổi cũng sẽ làm theo các phương pháp trong cuốn sách này để có được một giấc ngủ lành mạnh và duy trì não bộ khỏe mạnh.

Trích từ cuốn sách “Ngủ ngon theo phương pháp Stanford” – Nishino Seiji