Virus corona lây nhiễm tế bào như thế nào và tại sao biến chủng delta lại nguy hiểm đến vậy?

Các nhà khoa học đang phân tích vòng đời của virus SARS-CoV-2 và cách virus này sử dụng những thủ thuật để tránh bị phát hiện.

Virus corona có một lớp phủ bên ngoài là đường. Các protein gai nhô lên từ bề mặt virus được bao phủ trong các phân tử đường được gọi là glycan này. Theo giáo sư Rommie Amaro, University of Clifornia, San Dieago, “Khi bạn thấy nhưng gai này với glycan, nó gần như là không thể nhận ra được.”

Nhiều virus có lớp glycan bên ngoài vỏ protein, giúp chúng ngụy trang với hệ miễn dịch của con người, giống như một con sói đội lốt cừu. Năm ngoái, phòng nghiên cứu của Amaro đã tạo ra bản mô hình thị giác chi tiết nhất về lớp vỏ này, dựa trên dữ liệu cấu trúc và di truyền để dựng lên nhờ một siêu máy tính.

Virus corona lây nhiễm tế bào như thế nào và tại sao biến chủng delta lại nguy hiểm đến vậy?

Protein gai của virus SARS-CoV-2 gồm hai tiểu đơn vị là S1 và S2. Phía trên cùng của protein gai là một vùng không được phủ glycan, đó là vị trí liên kết thụ thể (RBD – Receptor binding domain). Những cái gai của SARS-CoV-2 rất linh hoạt, nó có ba điểm khớp nối, cho phép gai xoay, lắc, giúp chúng tìm vị trí liên kết trên bề mặt tế bào và cho phép nhiều gai liên kết với một tế bào cơ thể.

Những biến chủng đáng lo ngại thường có đột biến ở vùng S1 của protein gai (vùng này có vị trí liên kết thụ thể), khiến virus có thể dễ dàng xâm nhập tế bào hơn.

Biến chủng delta có nhiều đột biến ở vùng S1, trong đó có 3 đột biến ở vị trí liên kết thụ thể, dường như làm tăng khả năng liên kết với tế bào và vượt qua hệ miễn dịch.

Nguồn: https://www.nature.com/articles/d41586-021-02039-y