Suy tim là bệnh lý tim mạch thường gặp và nguy hiểm, vì vậy việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh là rất quan trọng.
Dấu hiệu của bệnh suy tim
Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, tim bị suy yếu do các tổn thương thực thể hay các rối loạn chức năng tim khiến cho tâm thất không có đủ khả năng tiếp nhận máu (suy tim tâm trương) hoặc tống máu (suy tim tâm thu).
Các biểu hiện khi mắc bệnh có thể khác nhau ở mỗi người. Chúng có thể bắt đầu đột ngột hoặc phát triển dần dần trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Các triệu chứng phổ biến nhất của suy tim bao gồm mệt mỏi, khó thở, phù chân, một số người bị ho dai dẳng, thay đổi về cân nặng, nhịp tim nhanh và loạn, thở khò khè, đầy hơi, chướng bụng, chóng mặt…
Nguyên nhân gây bệnh suy tim
Với bệnh nhân suy tim, cần tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện tại của bệnh gồm nguyên nhân nền và yếu tố khiến bệnh tiến triển nặng. Một số nguyên nhân nền dẫn đến tình trạng suy tim có thể kể đến như:
- Bệnh tim bẩm sinh.
- Mắc các bệnh lý về van tim như: Hẹp van tim, hở van tim…
- Mắc bệnh động mạch vành, bệnh viêm cơ tim.
- Bị rối loạn nhịp tim trong thời gian dài.
- Do mắc các bệnh mạn tính: Tăng huyết áp làm tăng áp lực lên tim và quả tim phải làm việc quá sức kéo dài, bệnh đái tháo đường, tuyến giáp, suy thận…
- Hoặc do bệnh nhân sử dụng thuốc để điều trị ung thư và các bệnh mạn tính khác…
Ngoài ra, suy tim trở nên trầm trọng hơn khi: Người bệnh không tuân thủ chỉ định của bác sỹ, tự ý bỏ thuốc hoặc uống không đều, không đúng liều; Bị nhiễm khuẩn; Rối loạn nhịp tim; Thiếu máu; Chế độ ăn quá mặn; Người bệnh có thai; Uống các thuốc có hại cho tim như kháng viêm không steroid, chẹn calci…
Biến chứng của suy tim
Các biến chứng của suy tim phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh tim, sức khỏe tổng thể và các yếu tố khác như tuổi tác của bạn. Các biến chứng có thể bao gồm:
- Thận bị tổn thương hoặc suy: Suy tim có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận, cuối cùng có thể gây suy thận nếu không được điều trị. Thận bị tổn thương do suy tim có thể phải lọc máu để điều trị.
- Các vấn đề về van tim: Các van của tim, giữ cho máu lưu thông theo đúng hướng, có thể không hoạt động bình thường nếu tim của bạn mở rộng hoặc nếu áp lực trong tim của bạn rất cao do suy tim.
- Các vấn đề về nhịp tim: Các vấn đề về nhịp tim có thể dẫn đến hoặc tăng nguy cơ suy tim.
- Tổn thương gan: Suy tim có thể gây ra sự tích tụ chất lỏng gây áp lực quá lớn lên gan. Sự dự phòng chất lỏng này có thể dẫn đến sẹo, khiến gan của bạn khó hoạt động bình thường hơn.
Cách phòng bệnh suy tim thế nào?
- Chế độ ăn lành mạnh: Giảm muối, nhiều hoa quả rau xanh, hạn chế mỡ động vật thay bằng dầu thực vật, hạn chế ăn phủ tạng động vật.
- Tập luyện thường xuyên: Ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.
- Bỏ thuốc lá hoàn toàn.
- Kiểm soát một số tình trạng, chẳng hạn như tăng huyết áp và đái tháo đường.
- Giảm cân, quản lý căng thẳng.
Link nguồn: https://suckhoecong.vn/dau-hieu-cua-benh-suy-tim-va-cach-phong-benh-the-nao-d81453.html