Có thể “tăng cường” hệ miễn dịch được không?

Robert Gallo, một trong những nhà vi sinh vật học phát hiện ra HIV, đã nói với tôi tại một hội thảo về virus học ở Granada rằng bệnh truyền nhiễm đe dọa nghiêm trọng nhất rất có thể là cúm. Ông và nhiều đồng nghiệp của mình tin rằng khả năng cao trong tương lai không xa sẽ có một đợt dịch cúm khác tương đương với đại dịch đã giết chết khoảng 50 triệu người vào năm 1918. Ngay cả bây giờ, bệnh gây ra do virus cúm vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhiều quốc gia.

Vì vậy, điều quan trọng cần lưu ý là nước uống có đường Vitaminwater của Coca-Cola không có tác dụng chống lại bệnh cúm. Ý tưởng ấy có thể xuất hiện nếu bạn xem quảng cáo vềVitaminwater với hình ảnh một cái chai chứa thứ chất lỏng lòe loẹt và câu khẩu hiệu “tiêm phòng cúm đã quá lỗi thời”.

Quảng cáo đó cũng khẳng định có thể làm “giảm nước mũi”và “tăng miễn dịch”. Có lẽ thú vị hơn cả lời tuyên bố nguy hiểm về cúm là ý tưởng phức tạp về làm tăng miễn dịch. Nó cũng tương tự như lời hứa hẹn của các sản phẩm phát triển nhanh chóng, phần lớn là “chế phẩm bổ sung”, rằng chúng có khả năng tác động đến hệ miễn dịch. Các quảng cáo thường sử dụng từ “tăng cường” , đôi khi là “nâng cao”, “thúc đẩy” hay “thay đổi hoàn toàn”. Chúng đều có vẻ tốt nếu bạn không biết hệ thống miễn dịch là gì hoặc bạn không biết vitamin C có tác dụng gì.

Những lời tuyên bố tăng cường miễn dịch thường dựa trên vitamin C, hay còn gọi là axit ascorbic, một hóa chất có thể được
bổ sung dễ dàng vào hầu hết mọi thứ. Nó ở dạng bột trắng mịn và đa phần được tổng hợp ở Trung Quốc. Sorbitol từ đường ngô
được lên men thành sorbose, và sau đó các vi khuẩn biến đổi về di truyền sẽ biến sorbose thành axit 2-ketogluconic. Thêm một chút axit hydrocloric và bạn sẽ có axit ascorbic.

Cái tên axit ascorbic có nguồn gốc từ “antiscorbutic,” do vitamin C được phát hiện là có thể ngăn chặn nỗi kinh hoàng của bệnh scurvy, hay còn gọi là bệnh scorbut (còn gọi là scorbutus trong tiếng Latinh). Trong số những thủy thủ đầu tiên thực hiện các chuyến đi xuyên Đại Tây Dương vào Thế kỷ 18, tỷ lệ tử vong do scurvy thường là khoảng 50%. Họ bị chảy máu từ lợi và mắt cho đến chết. Mặc dù các nhà khoa học không có ý tưởng gì vào thời điểm đó, bệnh scurvy là một căn bệnh về collagen (như ly
thượng bì bọng nước). Bởi vì protein này ở khắp mọi nơi trong cơ thể, chúng ta không thể hoạt động bình thường mà không có nó.

Protein này không ngừng được tạo ra, vì thế cơ thể chúng ta đòihỏi một nguồn cung cấp liên tục các hợp chất sử dụng trong quá
trình đó, một trong số đó là axit ascorbic. Trong nhiều thế kỷ trước khi phát hiện ra axit ascorbic, các thủy thủ nhận thấy rằng mặc dù họ thường không ăn trái cây hoặcrau khi đi biển, việc thường xuyên nhấm nháp cam, chanh vàng và chanh xanh trong các chuyến đi giúp họ loại bỏ bệnh scurvy. Mặc dù điều này khiến họ bị gọi bằng từ lóng “gã khốn mê chanh”(limey bastard), nhưng ít nhất họ không chết vì scurvy. Dường nhưloại quả đó có một chất chống lại căn bệnh này. Năm 1933, axit ascorbic được xác định và chứng minh là có hiệu quả đáng kinh ngạc trong việc ngăn ngừa bệnh scurvy. Chỉ cần một lượng rất nhỏ và bạn sẽ tránh được căn bệnh.

Giống như nhiều hợp chất được gọi là vitamin, axit ascorbic làmột coenzyme, nó hỗ trợ các enzyme trong việc tăng tốc các phản ứng hóa học bên trong cơ thể chúng ta. Giống như các vitamin khác, sự có mặt của nó có ý nghĩa sống còn, nếu không chúng ta
sẽ mắc phải căn bệnh khủng khiếp. Vai trò của axit ascorbic là giúp chuyển đổi một phân tử tiền chất thành collagen; một lượng rất nhỏ mỗi tuần là đủ để hỗ trợ cho phản ứng sản sinh collagen. Uống thêm vitamin C cũng không tạo ra collagen dư thừa. Lượng vitamin không sử dụng thường được thận bài tiết mà không gây biến chứng.

Bởi axit ascorbic là một trong những hợp chất đầu tiên mà con người phát hiện ra có thể thực sự ngăn chặn một căn bệnh khủng khiếp – căn bệnh khiến người ta mất kiểm soát, chảy máu từ mọi bộ phận của cơ thể và đau dữ dội – thật dễ dàng để ngoại suy rằng đây là một hợp chất kỳ diệu sẽ ngăn ngừa nhiều bệnh tật. Nếu vitamin C có thể thực hiện được điều kỳ diệu này, nó còn có thể làm được gì khác?

Thuật ngữ “hệ thống miễn dịch” được đưa ra vào năm 1967 bởi nhà nghiên cứu người Đan Mạch Niels Jerne.

Thuật ngữ “hệ thống miễn dịch” được đưa ra vào năm 1967 bởi nhà nghiên cứu người Đan Mạch Niels Jerne. Vào thời điểm đó, có hai lý thuyết cạnh tranh về cách giải thích hoạt động của miễn dịch, cho rằng nó dựa trên kháng thể hay tế bào bạch cầu. Khái niệm hệ thống miễn dịch của Jerne hợp nhất các cách khác nhaumà vật chủ sử dụng để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật – bằng cách vô hiệu hóa không chỉ các vi khuẩn gây bệnh mà còn là bất kỳ chất gây bệnh nào.

Hệ thống miễn dịch là một khái niệm chưa từng có trong y học hiện đại. Không giống như hệ thống tim mạch, tiêu hóa, hay thần kinh – nói đến chúng là nói đến một nhóm các cấu trúc riêng biệt nằm tại những khu vực cụ thể trên cơ thể – khái niệm hệ thống miễn dịch môtả một chức năng trong toàn cơ thể. Nó bao gồm bạch huyết, thứ chảy trong các mạch máu nối liền các hạch bạch huyết và lá lách. Lách cũng lọc máu và tạo ra các chuyến đi xuyên Đại Tây Dương vào Thế kỷ 18, tỷ lệ tử vong do scurvy thường là khoảng 50%. Họ bị chảy máu từ lợi và mắt cho đến chết. Mặc dù các nhà khoa học không có ý tưởng gì vào thời điểm đó, bệnh scurvy là một căn bệnh về collagen (như ly thượng bì bọng nước). Bởi vì protein này ở khắp mọi nơi trong cơ thể, chúng ta không thể hoạt động bình thường mà không có nó.

Protein này không ngừng được tạo ra, vì thế cơ thể chúng ta đòi hỏi một nguồn cung cấp liên tục các hợp chất sử dụng trong quá trình đó, một trong số đó là axit ascorbic.

Trong nhiều thế kỷ trước khi phát hiện ra axit ascorbic, cácthủy thủ nhận thấy rằng mặc dù họ thường không ăn trái cây hoặc
rau khi đi biển, việc thường xuyên nhấm nháp cam, chanh vàng và chanh xanh trong các chuyến đi giúp họ loại bỏ bệnh scurvy.

Mặc dù điều này khiến họ bị gọi bằng từ lóng “gã khốn mê chanh” (limey bastard), nhưng ít nhất họ không chết vì scurvy. Dường như loại quả đó có một chất chống lại căn bệnh này. Năm 1933, axit ascorbic được xác định và chứng minh là có hiệu quả đáng kinh ngạc trong việc ngăn ngừa bệnh scurvy. Chỉ cần một lượng rất nhỏ và bạn sẽ tránh được căn bệnh.

Giống như nhiều hợp chất được gọi là vitamin, axit ascorbic là một coenzyme, nó hỗ trợ các enzyme trong việc tăng tốc các phản ứng hóa học bên trong cơ thể chúng ta. Giống như các vitaminkhác, sự có mặt của nó có ý nghĩa sống còn, nếu không chúng ta sẽ mắc phải căn bệnh khủng khiếp. Vai trò của axit ascorbic là giúp chuyển đổi một phân tử tiền chất thành collagen; một lượng rất nhỏ mỗi tuần là đủ để hỗ trợ cho phản ứng sản sinh collagen. Uống thêm vitamin C cũng không tạo ra collagen dư thừa. Lượng vitamin không sử dụng thường được thận bài tiết mà không gây biến chứng.

Bởi axit ascorbic là một trong những hợp chất đầu tiên mà con người phát hiện ra có thể thực sự ngăn chặn một căn bệnh khủng kháng thể dẫn đến miễn dịch lâu dài – máu “nhớ” một số bệnh nhiễm trùng và không mắc chúng một lần nữa. Hệ thống miễn dịch còn bao gồm xương của chúng ta, chúng tạo ra máu để nhớ, hấp thụ và bỏ qua các chất một cách phù hợp. Các tế bào máu hoạt động bằng cách gây viêm và oxy hóa, hay trung hòa viêm và các sản phẩm của quá trình oxy hóa. Hệ thống miễn dịch cũng gồm niêm mạc miệng, họng, phổi, dạ dày và ruột – mọi vị trí tiếp xúc với thế giới bên ngoài, và tất cả các tế bào được tiết ra bởi lớp niêm mạc đó có khả năng tiêu thụ và phá hủy một số chất trong khi giữ lại các chất khác. Hệ thống miễn dịch ở da không chỉ là hàng rào vật lý để ngăn chặn mầm bệnh, mà còn là một cơ quan chủ động tiết ra các phân tử giúp duy trì hệ vi khuẩn trên da, nhằm tự bảo vệ khỏi bệnh nhiễm trùng.

Dự án Hệ vi sinh cơ thể người của chính phủ Mỹ năm 2013 là một sáng kiến quốc tế, nó đã xác định rằng cơ thể chúng ta chứa nhiều vi sinh vật hơn tế bào của cơ thể. Đặc biệt từ khi hoàn thành giai đoạn đầu của dự án, hiểu biết thông thường rằng nhiệm vụ của hệ thống miễn dịch là tách riêng “bản thân” ra khỏi “những thứ khác” hóa ra là một sự đơn giản hóa quá mức. Các thành phần cơ thể chúng ta luôn nằm trong dòng chảy liên tục, hấp thụ các hợp chất qua ruột, da và không khí, cũng như liên tục thay đổi hệ vi sinh trong cơ thể. Ý tưởng phân tách bản thân khỏi thứ khác đang trở nên xói mòn. Hệ thống miễn dịch không bị thay đổi hoặc tăng cường bởi hệ vi sinh vật của chúng ta, thay vào đó, hệ vi sinh vậtnày là một phần của hệ thống miễn dịch, cũng như các chất tiếp xúc và đi vào cơ thể.

Hệ thống miễn dịch về cơ bản là toàn bộ cơ thể, bao gồm cả hệ vi sinh vật.

Khi Gallo và các đồng nghiệp phát hiện ra virus gây suy giảm miễn dịch ở người vào năm 1986, thuật ngữ “hệ thống miễn dịch” của Jerne đã nhanh chóng đi vào cuộc sống hằng ngày. Khi AIDS được giải thích cho cộng đồng đang hoảng sợ, hệ thống miễn dịch suy yếu chắc chắn bị coi là tồi tệ – bằng chứng là đại dịch với nỗi đau và sự chết chóc quá rõ ràng trước mắt chúng ta. Và vì vậy việc tăng cường hệ thống miễn dịch hẳn phải là tốt. Hiển nhiên là càng mạnh càng tốt.

Một số bệnh làm tổn hại hệ thống miễn dịch thật sự gây chết người. Nhưng hệ thống miễn dịch không phải là một khái niệm đơn giản có thể được phân thành tốt hay xấu. Thật vậy, nhiều bệnh ở người là kết quả của sự hoạt động quá mức của hệ thống miễn
dịch. Phần lớn trong số đó là các bệnh lý viêm, chúng dường như là hậu quả của các tác nhân gây bệnh đã rời khỏi cơ thể từ lâu – bệnh Crohn, bệnh celiac và chàm đều là những phản ứng miễn dịch.

Về phần mình, vitamin C là một coenzyme tham gia vào các phản ứng tạo ra protein collagen. Nó không ngăn ngừa được bệnh cúm, hay thậm chí là cảm lạnh thông thường. Đây là một lời đồn nguy hiểm khiến mọi người lãng phí tiền vào các chế phẩm bổ sung có tác dụng chính là khiến một người trông như bị hoang tưởng về bệnh scurvy.

Trước khi đầu tư vào bất kỳ sản phẩm “tăng cường miễn dịch” nào, hãy tìm hiểu về nhà nghiên cứu thần kinh học Beth Stevens của Đại học Harvard. Công việc của bà là làm sáng tỏ cách hệ thống miễn dịch tham gia vào quá trình học tập. Trong não có các tế bào gọi là vi bào đệm, nó có thể di chuyển xung quanh và tiêu thụ các tế bào khác. Là một phần của hệ thống miễn dịch theo nghĩa cổ điển, chúng từ lâu đã được biết là giúp dọn sạch các mảnh vụn tế bào và chất thải từ não, đặc biệt là sau chấn thương. Nhưng gần đây, chúng ta biết thêm rằng những tế bào này cũng phá hủy kết nối giữa các tế bào khỏe mạnh, không bị tổn thương khi một người già đi. Khi được sinh ra, các tế bào thần kinh của chúng ta có các nhánh kết nối đến nhiều tế bào thần kinh xung quanh chúng. Trong những năm đầu đời, những nhánh đó bắt đầu biến mất khi chúng ta rèn luyện bộ não đi theo những hướng nhất định. Điều này thường được gọi là “học tập”. Ở quy mô nhỏ hơn, nó được gọi là “cắt tỉa synap (khớp thần kinh)”. Trong khi đạt được một số kỹ năng nhất định, chúng ta mất khả năng học những thứ khác. Đây là lý do tại sao việc học rất dễ khi còn nhỏ và khó khăn hơn khi già đi. Hệ thống miễn dịch của chúng ta dường như chịu trách nhiệm cắt tỉa hệ thống synap.

Nếu bộ não con người là một hàng cây được cắt tỉa tinh xảo, chúng ta cần nhớ rằng hàng cây cũng có thể bị cắt tỉa quá tay. GenC4 mã hóa một protein có vai trò đánh dấu các mảnh vỡ tế bào cần được phá hủy. Năm 2016, Stevens cùng các nhà nghiên cứu Aswin Sekar và Michael Carroll công bố trên tạp chí Nature rằng C4a, một biến thể của gen C4, có tương quan chặt chẽ với bệnh tâm thần phân liệt. Gen này mã hóa một protein đánh dấu các synap cần cắt tỉa, đây là một phần của quá trình học tập bình thường, đặc biệt trong các lĩnh vực quyết định nhận thức và lập kế hoạch. Bệnh lý phức tạp này dường như không chỉ được gây ra bởi một gen, nhưng giả thuyết chung của họ rất thuyết phục: Một hệ thống miễn dịch “được tăng cường” về cơ bản sẽ cắt tỉa quá mức các synap của một người, trong trường hợp này theo một cách cóthể dự đoán, được biết đến với tên gọi tâm thần phân liệt.

Một quá trình tương tự có vẻ là nguyên nhân của bệnh Alzheimer. Cũng vào năm 2016, Stevens và các đồng nghiệp ở MIT và Stanford đã công bố một nghiên cứu mang tính thay đổi mô hình của căn bệnh này trên tạp chí Science. Kết quả cho thấy các vi bào đệm thực sự gây sa sút trí tuệ ở chuột bằng cách nhắm đích và “ăn” các synap khỏe mạnh trong não một cách có hệ thống. Stevens cho thấy động vật mắc bệnh Alzheimer có nhiều hơn loại protein gọi là C1q và điều quan trọng hơn là bà đã có thể chặn C1q khiến nó không thể đánh dấu các synap sẽ bị phá hủy bởi vi bào đệm.

Giống như rất nhiều bệnh, đây là khi một quá trình bình thường trở nên bất thường. Nếu cơ thể chúng ta không thể cắt tỉa các synap, chúng ta sẽ không thể học. Chúng ta sẽ không hình thành nên tính cách với những niềm yêu ghét hay hệ tư tưởng cố hữu.

Nhưng cắt tỉa quá nhiều cũng không tốt. Như Stevens đã trình bày trên Science: “Thay vì cắt gọt một cách tử tế [tại các synap], các vi bào đệm lại thực hiện nhiệm vụ không được phép.”

Đó là ảnh hưởng của hệ thống miễn dịch mà không được nhắc tới trên quảng cáo của Vitaminwater. Vì vậy, không có hợp chất nào tăng cường hệ thống miễn dịch cũng tốt.

Tiêm phòng cúm, mặc dù kém hiệu quả hơn so với lý tưởng, vẫn là một trong số ít cách giúp ngăn ngừa căn bệnh đã giết chết hàng ngàn người mỗi năm và sẽ tiếp tục giết chết hàng triệu ngườinữa. Sự định hướng sai lầm của các nhà quảng cáo – rằng “tiêm phòng cúm đã quá lỗi thời” – không hề vô hại. Và ngay cả những tuyên bố nhẹ nhàng hơn được đưa ra bởi những người bán rong rằng vitamin, nước trái cây và thuốc bổ có thể tăng cường hệ thống miễn dịch cũng rất nguy hiểm, không chỉ ở chỗ chúng ngụ ý những điều không tồn tại, mà còn vì chúng duy trì sự thiếu hiểu biết về hệ miễn dịch. Trong phạm vi một “hệ thống miễn dịch” có tồn tại thì việc điều phối nó sẽ là nhiệm vụ chính của khoa học y tế trong những thập kỷ tới. Nó có tiềm năng chữa ung thư, điều trị chứng sa sút trí tuệ và sửa chữa các bất thường di truyền. Điều đó sẽ không được cung cấp dưới dạng một loại đồ uống.

Trích từ cuốn sách “Lắng nghe cơ thể” – Tác giả James Hamblin