Chiến lược COVID-19 của Singapore: Vẫn là tiêu chuẩn vàng?

Trên toàn cầu, biến thể Delta dễ lan truyền đang nổi lên như một yếu tố thay đổi cục diện, đe dọa đến những kế hoạch trở lại với tình trạng gần giống như trước đại dịch. Tốc độ lây lan nhanh khiến cho một số quốc gia vốn được bảo vệ vững chắc nhờ chiến dịch tiêm chủng tiên tiến, chẳng hạn như Singapore, bị bất ngờ. 

Giáo sư Tan Chorh Chuan, nhà khoa học sức khỏe hàng đầu Singapore và thành viên ủy ban tiêm chủng của đất nước này, cho biết tốc độ lây lan và khó khăn trong việc kiểm soát biến thể mới đang khiến loại virus này trở thành “kẻ thù đáng gờm” và hợp tác quốc tế là rất quan trọng. 

Trong bối cảnh COVID-19 đang thử thách giới hạn của khoa học, trang tin Geneva Solutions đã có cơ hội để phỏng vấn Giáo sư Tan về những nỗ lực của Singapore nhằm vượt qua đại dịch, sự bứt phá gần đây của quốc gia này khỏi cách tiếp cận “không lây truyền” mà nhiều quốc gia châu Á khác đang sử dụng, và liệu các các biện pháp theo dấu tinh vi – được giới học thuật coi như tiêu chuẩn vàng – có còn tương xứng với biến thể Delta không. 

Giáo sư Tan Chorh Chuan (Nguồn; Bộ Y tế Singapore)
Giáo sư Tan Chorh Chuan (Nguồn; Bộ Y tế Singapore)

Khi đại dịch mới bắt đầu, Singapore đã nhanh chóng chặn lại đà lây lan bằng việc đóng cửa biên giới và triển khai chương trình theo dấu và xét nghiệm toàn diện. Tuy vậy, sự gia tăng số ca gần đây đã làm chệch bánh những nỗ lực này. Điều gì đã thay đổi?

Tại Singapore, và nhìn bao quát hơn là Đông Á, chúng tôi đã sử dụng cách tiếp cận dựa trên những kinh nghiệm từ đại dịch SARS, bao gồm xét nghiệm mạnh mẽ, xác định ca bệnh, cô lập và cách ly. Biện pháp này cho hiệu quả vào năm 2020, nhưng đến 2021, một số điều đã thay đổi khiến cách tiếp cận này khó khăn hơn. Nguyên nhân quan trọng nhất và việc biến thể Delta dễ dàng lây nhiễm hơn loại virus mà chúng ta từng đối phó vào năm 2020. Điều này có nghĩa là nếu muốn tiếp tục đương đầu với virus bằng theo dấu và cô lập, bạn phải làm việc ấy thật nhanh chóng. 

Chiến lược của ông trong thời điểm hiện tại để cố gắng đem cuộc sống trở lại trong khi tiếp tục kìm hãm virus là gì?

Tại Singapore, chúng tôi có thể xác định các ca bệnh nhanh chóng vì nơi đây nhỏ bé và chật chội. Chúng tôi có hệ thống chăm sóc sức khỏe rất tốt và có thể cô lập và cách ly những trường hợp tiếp xúc nhanh nhờ hai hệ thống truy vết điện tử TraceTogether và SafeEntry.  Thứ ba, chúng tôi làm xét nghiệm rất nhiều. Đây là một nỗ lực lớn nhằm làm giảm sự lây truyền và nó chỉ có hiệu quả nếu bạn bắt kịp với virus. Một khi sự lây lan đạt đến mức độ nhất định, công tác ngăn chặn sẽ cực kỳ khó khăn. Vì vậy, mục đích của tất cả những việc này là giữ lây truyền ở mức độ mà chúng tôi vừa có thể tiếp tục hoạt động với một số sự hạn chế, nhưng không bắt buộc phải phong tỏa toàn bộ. Trong bối cảnh biến thể Delta dễ lây gấp nhiều lần, điều này sẽ khó làm hơn nhiều, bất kể bạn đang ở Singapore hay nơi nào khác. 

Một vấn đề khác là hầu hết chúng ta đang tìm cách để mở cửa trở lại, và khi mở cửa trở lại chúng ta cũng sẽ đón những ca bệnh từ ngoài vào. Vì vậy chúng tôi đang cố gắng tìm cách để đối phó, để giữ lây truyền ở mức không cần phong tỏa, để sống càng gần mức bình thường càng tốt. Mấu chốt cho tất cả – chiến lược để thoát khỏi – là đạt được một mức độ tiêm chủng cần thiết và, tất nhiên, đây là điều mà mọi người đều hướng tới. Tại Singapore, hơn ba phần tư của tổng dân số 5,5 triệu người đã được tiêm một mũi và hơn 60% đã được tiêm hai mũi. Và kết thúc tháng 8, dự kiến chúng tôi sẽ đạt được 80%. Chúng tôi cần đạt được mức tiêm chủng cao hết mức có thể để giảm nhu cầu theo dấu và cách ly diện rộng, và chúng tôi hy vọng rằng việc này sẽ cho phép mở cửa nền kinh tế và di chuyển theo một cách bền vững hơn. Nhưng, tất nhiên, tất cả chúng ta đều đang trong một địa phận chưa từng được khám phá. Tất cả chúng ta đều phải nghiên cứu và học hỏi từ các quốc gia đang bắt đầu mở cửa như Anh và Israel.

Ông đã giải thích một số khó khăn mà biến thể Delta gây ra cho công tác truy vết. Liệu chúng ta có đi đếm một điểm mà tại đó truy vết không còn là một biện pháp hiệu quả như trước? 

Tôi nghĩ truy vết chắc chắn sẽ khó hơn. Một khi lượng ca bệnh vượt qua một con số nhất định thì việc chỉ dựa vào một mình truy vết để kiểm soát đại dịch có thể là bất khả thi. Vì vậy, tất nhiên bạn sẽ phải nhìn vào tác động. Nếu bạn đã thực hiện tiêm vắc-xin đủ, đặc biệt là cho những người cao tuổi và dễ bị tổn thương, bạn sẽ có thể gặp phải những đợt bùng phát đáng kể, nhưng dẫu vậy tác động lên sức khỏe, như chúng ta có thể thấy, là ở mức kiểm soát được. Nhưng đối với những quốc ga chưa đạt được mức tiêm chủng hoặc miễn dịch đủ cao, như Singapore, chúng tôi vẫn phải tiếp tục truy vết cho đến khi đạt mức miễn dịch đủ cao. 

Tôi cũng cần đề cập đến một điểm khác là Singapore chưa từng thực sự gặp phải một đại dịch lớn. Mức miễn dịch cộng đồng là khá nhỏ so với, chẳng hạn như, nước Anh, nơi có tuer lệ tiêm vắc-xin rất cao và số ca mắc đáng kể, nghĩa là họ có thể có tỉ lệ lớn những người đã đạt được miễn dịch tự nhiên. Vì vậy, đối với một quốc gia như Singapore, chúng tôi đang trọng giai đoạn chuyển tiếp. Chúng tôi phải duy trì các biện pháp này cho đến khi đạt được mức miễn dịch cần thiết. Đến lúc ấy, chúng tôi mới có thể thực sự xem xét được biện pháp nào có thể thả lỏng và biện pháp nào cần tiếp tục.

Nhiều quốc gia đang chứng kiến tỉ lệ tiêm chủng chững lại, một phần do sự thiếu tin tưởng và nghi hoặc lan rộng về vắc-xin. Ông có kinh nghiệm gì về điều này ở Singapore?

Tại Singapore, việc tiêm vắc-xin đang được thực hiện rất tốt ở những người có đủ điều kiện, vì vậy chúng tôi không phải đối mặt với sự do dự tương tự. Chúng tôi hiện đang tiếp cận với 15-20% dân số đang còn lưỡng lự. Dựa trên những thảo luận của chúng tôi, phần lớn trong số họ đang lo lắng về tác dụng phụ. Những người cao tuổi thắc mắc liệu cơ thể họ có chịu được vắc-xin không và họ cũng lo lắng về sự an toàn. Vì vậy, những cách tiếp cận gần gũi cần được sử dụng để lắng nghe những lo ngại từ cá nhân, cung cấp thông tin, nhưng cũng đồng thời giúp hợ hiểu được rằng chúng ta đang trong bối cảnh vắc-xin đang được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, chúng ta có rất nhiều dữ liệu về độ an toàn, tác dụng phụ, và cả hiệu lực. 

Việc thứ hai là phải khiến tiêm chủng trở nên càng thuận tiện càng tốt, vì vậy chúng tôi làm giảm bất cứ rào cản nào có thể ngăn chặn tiêm chủng. Chúng tôi cho người đến tận căn hộ bạn đang sống để tiêm chủng nếu bạn không thể rời nhà. Bạn cũng có thể đi bộ đến điểm tiêm chủng mà không cần hẹn trước. 

Nhữn dữ liệu gần đây của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh dịch Hoa Kỳ (CDC) cho thấy rằng biến thể Delta lây nhiễm gấp hai lần so với ước tính. Ông có xem nó như một yếu tố thay đổi cục diện và liệu nó có làm thay đổi chiến lược đối phó với đại dịch hiện tại không?

Nó là một yếu tố thay đổi cục diện do tốc độ lan truyền và những khó khăn trong kiểm soát. Tin tốt là khi xét đến khả năng bảo vệ trước tình trạng bệnh nặng – chẳng hạn như cần thở oxy, cần điều trị tích cực, hay tử vong – may mắn là những loại vắc-xin chúng ta đang sử dụng vẫn cho thấy hiệu quả. 

Điểm chính mà đại dịch làm nổi bật lên và tầm quan trọng thực sự của việc tiêm chủng nhanh chóng và bảo vệ dân số. Và tôi nghĩ rằng điều này đã hoàn toàn thay đổi nhu cầu đối với vắc-xin và việc triển khai tiêm chủng nhanh chóng, vì sẽ rất khó để kiểm soát căn bệnh nếu chỉ dựa vào đóng cửa biên giới và các biện pháp y tế công cộng, vì nó rất dễ lây lan.

Câu hỏi lớn hiện giờ là khi nào và liệu liều vắc-xin bổ sung là cần thiết đối với người đã tiêm chủng đầy đủ? Singapore đã đưa ra quyết định gì về vấn đề này?

Với nhiều quốc gia toàn trên thế giới, câu hỏi này vẫn chưa được trả lời. Tại Singapore, cố người đã được tiêm được chín tháng hoặc hơn vẫn còn rất nhỏ, vì chúng tôi mới bắt đầu tiêm chủng cho người cao tuổi từ tháng 2. Vì vậy chúng tôi vẫn chưa thể đưa ra quyết định. Nhưng, tất nhiên, chúng tôi đang theo dõi sát sao các dữ liệu mới để nắm được khi nào sự suy giảm miễn dịch với COVID-19 có thể dẫn đến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, cũng như việc sử dụng liều bổ sung. Khi này câu hỏi sẽ là sử dụng gì cho liều bổ sung. Đây, một lần nữa, là một chủ đề được quan tâm mạnh mẽ, và nhiều công việc đang được tiến hành để xem xét liệu liều bổ sung có thể sử dụng cùng loại vắc-xin ban đầu hay một loại vắc-xin khác. Trong một số tháng tới, chúng tôi sẽ có khá nhiều dữ liệu để giúp quyết định việc tiêm bổ sung cho ai, tiêm khi nào, và tiêm bằng vắc-xin gì. 

Nếu một biến chủng mới có khả năng tránh né mọi loại vắc-xin hiện tại, và rất có khả năng điều này sẽ xảy ra, chúng ta sẽ mất bao lâu để phát triển và sử dụng các vắc-xin mới? Và liệu điều này có thể dẫn đến một đại dịch hoàn toàn mới, với các đợt tái phong tỏa và vân vân hay không?

Rất khó nói. Điều chúng ta có thể làm là giám sát chặt chẽ, và đây là khi giải mã di truyền virus tỏ ra có ích, và là khi nỗ lực toàn cầu thực sự giúp xem xét các biến thể mới xuất hiện và phát hiện liệu chứng có dễ lây truyền hơn hoặc liên quan đến nhiều ca bệnh nặng hơn. Ngay bây giờ, khi các biến thể đang lưu hành, loại vắc-xin chúng ta có dường như có tác dụng chống lại tình trạng bệnh nghiêm trọng. Vì vậy, chúng ta sẽ tiếp tục làm việc với cơ sở là những hiểu biết hiện tại, nghĩa là chúng ra cố giữ mức miễn dịch nhờ vắc-xin cao hết sức có thể. 

Với những khác biết trong cách tiếp cận giữa châu Á, châu Âu và các quốc gia khác vào thời điểm đầu đại dịch, ông có cho rằng liệu chúng ta có thể thấy nhiều điểm hội tụ trong các chiến lược dại dịch tiếp diễn không?

Không nghi ngờ gì rằng tất cả đều đang hội tụ lại. Tôi cho rằng, như thể một kết quả của đại dịch này, chúng ta sẽ có một hệ thống khái niệm rất mới về cách đương đầu với các đại dịch trong tương lai, gồm các yếu tố từ hai phía – cách tiếp cận đối với SARS và cúm [vế sau, ông nói, là nguồn tham khảo cho nhiều quốc gia phương Tây, khi việc loại bỏ là bất khả thi và các nỗ lực tập trung vào “làm phẳng đường cong”]. Điều thứ hai mà đại dịch này cho thấy là quy mô. Việc chứng kiến nó lan rộng và gây ra gián đoạn trên quy mô lớn là khá sửng sốt. Vì vậy, nhắc lại một lần nữa, không chỉ chiến lược thay đổi, mà còn cả quy mô và tốc độ làm việc cần được điều chỉnh. Hợp tác quốc tế là rất quan trọng.

Dịch từ Geneva Solutions