Ăn gì để phòng chống ung thư dạ dày?

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp là một phần rất quan trọng trong phòng và điều trị ung thư dạ dày. Một thói quen ăn uống lành mạnh sẽ giúp mọi người phòng tránh được những nguy cơ tiềm ẩn của căn bệnh nan y này.

Medinsights sẽ gợi ý cho bạn những thực phẩm tốt nhất để phòng chống ung thư dạ dày.

Hành tỏi

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, tỏi có tác dụng làm giảm hàm lượng Nitrit bên trong dạ dày, giúp phòng ngừa bệnh ung thư khá hiệu quả.

Càng ăn nhiều tỏi càng ít nguy cơ ung thư và các bệnh thường gặp như cảm cúm, ho, lọc độc tố trong máu, giúp hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt hơn.

Rau củ quả

Nguyên nhân của bệnh ung thư dạ dày là do ăn nhiều thức ăn chiên rán, thịt mỡ, đồ cay nóng, thức ăn muối mặn. Điều chỉnh chế độ ăn uống và bổ sung thực phẩm chất xơ trong bữa ăn là cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư dạ dày.

Những người không hoặc ít ăn rau quả hằng ngày sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh, điều đó đã được chỉ ra bởi các nhà khoa học Nhật, Anh, Ba Lan.

Rau củ quả

Rau củ quả cũng cũng có tác dụng bảo vệ dạ dày của bạn theo từng cách riêng. Trong nấm đen và nấm trắng có chứa Polysaccharides có khả năng chống ung thư rất cao. Cà chua có chất chống oxy hóa cao, cải thiện hệ tiêu hóa rất tốt. Trong bông cải xanh có men Sulphide hạn chế sự hình thành tế bào ung thư dạ dày, giảm được nguy cơ sự viêm loét dạ dày. Ngoài ra còn hành tây, cà rốt, cải bắp… cũng rất tốt trong quá trình phòng chống ung thư dạ dày.

Trà xanh

Trong những nghiên cứu đã được dẫn ra ở Nhật với 4.729 người lớn cho thấy, những người uống nước trà xanh đều đặn hàng ngày ít có nguy cơ bị ung thư dạ dày.

Ngoài công dụng thải độc, giảm viêm, trị mụn, giảm căng thẳng, giảm cân, trà xanh còn có tác dụng trung hòa chất nitrosamine gây ung thư.

Đậu tương và các thực phẩm từ đậu tương

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản và Hàn Quốc, những người ăn đậu phụ mỗi ngày cũng ít có nguy cơ bị ung thư dạ dày.

Bổ sung các thực phẩm được chế biến từ đậu tương theo một chế độ hợp lý sẽ ngăn chặn các tế bào ác tính phát triển, gây ra ung thư dạ dày.

Đậu tương và các thực phẩm từ đậu tương

Thịt, trứng và sữa

Một bữa ăn kết hợp đa dạng thực phẩm sẽ giúp cơ thể nạp đầy đủ chất, chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. Protein từ trứng, sữa, thịt, cá là nguồn dinh dưỡng quan trọng, cần bổ sung đầy đủ trong bữa ăn hàng ngày. Thiếu hụt chất cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tiêu hóa, lâu dần có thể sẽ dẫn đến ung thư dạ dày.